Việc sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự trong Công an nhân dân được thực hiện bằng hình thức nào?
- Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh có trách nhiệm gì đối với cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự trong Công an nhân dân?
- Việc sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự trong Công an nhân dân được thực hiện bằng hình thức nào?
- Bộ Công an có quyền hạn và trách nhiệm gì đối với cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự?
Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh có trách nhiệm gì đối với cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự trong Công an nhân dân?
Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh có trách nhiệm gì đối với cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự trong Công an nhân dân, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 59/2020/NĐ-CP như sau:
Cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự trong Công an nhân dân
1. Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an là cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự có trách nhiệm xây dựng, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự trên phạm vi toàn quốc.
2. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, trại giam, trại tạm giam có trách nhiệm:
a) Thu thập, cập nhật thông tin, khai thác cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự thuộc phạm vi quản lý;
b) Cung cấp dữ liệu thi hành án hình sự về cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an
Theo đó, đối với cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự trong Công an nhân dân thì Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh có các trách nhiệm sau:
- Thu thập, cập nhật thông tin, khai thác cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự thuộc phạm vi quản lý;
- Cung cấp dữ liệu thi hành án hình sự về cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an.
Việc sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự trong Công an nhân dân được thực hiện bằng hình thức nào? (Hình từ Internet)
Việc sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự trong Công an nhân dân được thực hiện bằng hình thức nào?
Việc sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự trong Công an nhân dân được thực hiện bằng hình thức được quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 59/2020/NĐ-CP như sau:
Khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự
1. Các hình thức khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự bao gồm:
a) Qua mạng máy tính nội bộ;
b) Bằng văn bản hoặc phiếu đề nghị cung cấp.
2. Đối tượng, phạm vi khai thác và sử dụng:
a) Cơ quan tham gia xây dựng, thu thập, cập nhật thông tin và duy trì cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự được quyền khai thác dữ liệu về thi hành án hình sự thuộc phạm vi quản lý của cơ quan mình;
b) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu cung cấp thông tin về người, pháp nhân thương mại chấp hành án, chấp hành biện pháp tư pháp trong cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước và Luật Lưu trữ;
c) Cơ quan có chức năng, nhiệm vụ cung cấp thông tin về thi hành án hình sự có quyền từ chối yêu cầu cung cấp thông tin nếu có căn cứ cho rằng yêu cầu đó trái pháp luật, vi phạm quy định về bảo vệ bí mật nhà nước, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người, pháp nhân thương mại chấp hành án, chấp hành biện pháp tư pháp;
d) Bộ Công an, Bộ Quốc phòng hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục, thẩm quyền cho phép thực hiện yêu cầu và phạm vi cung cấp thông tin về thi hành án hình sự trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân.
Như vậy, theo quy định trên thì việc sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự trong Công an nhân dân được thực hiện bằng hình thức sau:
- Qua mạng máy tính nội bộ;
- Bằng văn bản hoặc phiếu đề nghị cung cấp.
Bộ Công an có quyền hạn và trách nhiệm gì đối với cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự?
Đối với cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự thì Bộ Công an có quyền hạn và trách nhiệm được quy định tại Điều 14 Nghị định 59/2020/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm, quyền hạn của Bộ Công an
- Bộ Công an giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự.
- Nghiên cứu, đề xuất ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự.
- Bảo đảm cơ sở vật chất, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho việc xây dựng, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự thống nhất trên phạm vi toàn quốc.
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thi hành án hình sự có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Người làm chứng trong tố tụng dân sự là ai? Người làm chứng được từ chối khai báo lời khai không?
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư phải được công bố công khai ở đâu?
- Có phải đăng ký biến động đất đai khi góp vốn bằng quyền sử dụng đất? Nếu có thì đăng ký biến động đất đai ở đâu?
- Quy trình chuyển đổi vàng miếng khác thành vàng miếng SJC của doanh nghiệp mua bán vàng miếng như thế nào?