Việc thay đổi biểu tượng kênh truyền hình chỉ được thực hiện khi có sự chấp thuận của cơ quan nhà nước nào?

Tôi có thắc mắc liên quan đến kênh truyền hình. Cho tôi hỏi việc thay đổi biểu tượng kênh truyền hình chỉ được thực hiện khi có sự chấp thuận của cơ quan nhà nước nào? Câu hỏi của chị Ngọc Mai ở Bình Dương.

Việc thay đổi biểu tượng kênh truyền hình chỉ được thực hiện khi có sự chấp thuận của cơ quan nhà nước nào?

Theo khoản 3 Điều 20 Luật Báo chí 2016 quy định về thay đổi nội dung ghi trong giấy phép hoạt động báo chí như sau:

Thay đổi nội dung ghi trong giấy phép hoạt động báo chí
1. Chậm nhất là 05 ngày kể từ ngày thay đổi địa Điểm trụ sở chính, điện thoại, fax, thư điện tử, thời gian phát hành, đơn vị cung cấp dịch vụ kết nối Internet, cơ quan báo chí phải thông báo với cơ quan quản lý nhà nước về báo chí.
2. Khi thay đổi tên gọi cơ quan chủ quản báo chí, tên gọi cơ quan báo chí; tôn chỉ, Mục đích; tên gọi ấn phẩm báo chí, phụ trương, chuyên trang của báo điện tử, kênh phát thanh, kênh truyền hình; địa Điểm phát sóng, địa Điểm trụ sở gắn với trung tâm tổng khống chế; phương thức truyền dẫn, phát sóng; thời lượng kênh phát thanh, kênh truyền hình; tên miền của chuyên trang và báo điện tử, cơ quan chủ quản phải có hồ sơ đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông sửa đổi, bổ sung giấy phép.
Hồ sơ, thủ tục đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động báo chí do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định.
3. Khi thay đổi hình thức trình bày, vị trí của tên ấn phẩm báo chí, phụ trương; biểu tượng kênh phát thanh, kênh truyền hình; kỳ hạn xuất bản, số trang, khuôn khổ và những nội dung thay đổi không quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, cơ quan chủ quản báo chí có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông. Việc thay đổi chỉ được thực hiện sau khi có văn bản chấp thuận của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Theo quy định trên, việc thay đổi biểu tượng kênh truyền hình chỉ được thực hiện khi cơ quan chủ quản báo chí có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông và nhận được văn bản chấp thuận của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Kênh truyền hình

Kênh truyền hình (Hình từ Internet)

Cơ quan chủ quản báo chí thay đổi biểu tượng kênh truyền hình nhưng không có văn bản chấp thuận của Bộ Thông tin và Truyền thông thì bị xử phạt thế nào?

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 119/2020/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về giấy phép như sau:

Vi phạm quy định về giấy phép
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thay đổi biểu tượng kênh phát thanh, kênh truyền hình nhưng không có văn bản chấp thuận của Bộ Thông tin và Truyền thông;
b) Thay đổi thời lượng phát sóng, thời lượng chương trình tự sản xuất của kênh phát thanh, kênh truyền hình được quy định trong giấy phép hoạt động phát thanh, giấy phép hoạt động truyền hình, giấy phép sản xuất kênh chương trình phát thanh trong nước, giấy phép sản xuất kênh chương trình truyền hình trong nước;
c) Thay đổi tên gọi cơ quan chủ quản báo chí; tên gọi cơ quan báo chí; tên gọi kênh phát thanh, kênh truyền hình; địa điểm phát sóng; địa điểm trụ sở gắn với trung tâm tổng khống chế; phương thức truyền dẫn, phát sóng quy định trong giấy phép hoạt động phát thanh, giấy phép hoạt động truyền hình nhưng không được Bộ Thông tin và Truyền thông cho phép.
...

Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 119/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:

Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
...
2. Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điều 6 Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân.
...

Theo đó, cơ quan chủ quản báo chí thay đổi biểu tượng kênh truyền hình nhưng không có văn bản chấp thuận của Bộ Thông tin và Truyền thông có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Trưởng đoàn thanh tra của Cục Báo chí có quyền xử phạt cơ quan chủ quản báo chí thay đổi biểu tượng kênh truyền hình nhưng không có văn bản chấp thuận của Bộ Thông tin và Truyền thông không?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định 119/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 2 Nghị định 14/2022/NĐ-CP về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Trưởng đoàn thanh tra của Cục Báo chí như sau:

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra
...
2. Chánh Thanh tra Sở, Trưởng đoàn thanh tra cấp Sở, Trưởng đoàn thanh tra của Cục Báo chí, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Cục Xuất bản, In và Phát hành có thẩm quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
...

Như vậy, cơ quan chủ quản báo chí thay đổi biểu tượng kênh truyền hình nhưng không có văn bản chấp thuận của Bộ Thông tin và Truyền thông có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 5.000.000 đồng nên Trưởng đoàn thanh tra của Cục Báo chí có quyền xử phạt cơ quan này.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kênh truyền hình

Trần Thị Tuyết Vân

Kênh truyền hình
Chương trình truyền hình
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kênh truyền hình có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kênh truyền hình Chương trình truyền hình
MỚI NHẤT
Pháp luật
Lộ trình thực hiện thời lượng phát sóng phim Việt Nam trên các kênh truyền hình có bao nhiêu giai đoạn?
Pháp luật
Tái phát sóng là gì? Tổ chức sử dụng chương trình phát sóng của tổ chức phát sóng khác để tái phát sóng phải thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Phim cho trẻ em được ưu tiên phát sóng vào khung giờ nào? Lộ trình phát sóng phim Việt Nam trên kênh truyền hình trong nước thế nào?
Pháp luật
Kênh VTV1 có phải là kênh thời sự chính trị tổng hợp hay không? Kênh VTV1 là kênh của cơ quan nào?
Pháp luật
Kênh chương trình trong nước là gì? Thời hạn Giấy phép sản xuất kênh chương trình trong nước có hiệu lực tối đa bao nhiêu năm?
Pháp luật
Hồ sơ cấp Giấy phép sản xuất kênh chương trình trong nước bao gồm những thành phần nào? Thủ tục thực hiện ra sao?
Pháp luật
Giấy phép sản xuất kênh chương trình trong nước có thời hạn bao lâu? Đơn vị đề nghị cấp Giấy phép phải là cơ quan nào?
Pháp luật
Kênh truyền hình là gì? Việc thay đổi biểu tượng kênh truyền hình chỉ được thực hiện khi cơ quan nào cho phép?
Pháp luật
Việc liên kết các chương trình truyền hình thực tế có bản quyền, kịch bản chương trình nước ngoài phải được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Khách sạn có người nước ngoài lưu trú có được thu tín hiệu truyền hình trực tiếp từ vệ tinh không qua biên tập không?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào