Việc thuê tàu thuyền có bắt buộc lập hợp đồng không? Có mấy hình thức thuê tàu thuyền hiện nay?
Việc thuê tàu thuyền có bắt buộc lập hợp đồng không?
Phương tiện thuỷ nội địa (sau đây gọi là phương tiện) là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác, có động cơ hoặc không có động cơ, chuyên hoạt động trên đường thuỷ nội địa theo khoản 7 Điều 3 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004.
Trong đó, đường thủy nội địa hiểu là luồng, âu tàu, các công trình đưa phương tiện qua đập, thác trên sông, kênh, rạch hoặc luồng trên hồ, đầm, phá, vụng, vịnh, ven bờ biển, ra đảo, nối các đảo thuộc nội thuỷ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức quản lý, khai thác giao thông vận tải (khoản 4 Điều 3 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 giải thích).
Thuê phương tiện được quy định tại khoản 1 Điều 98a Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004, được bổ sung bởi khoản 21 Điều 1 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014 như sau:
Thuê phương tiện
1. Thuê phương tiện được thực hiện thông qua hợp đồng bằng văn bản giữa chủ phương tiện và người thuê phương tiện.
2. Các hình thức thuê phương tiện gồm:
a) Thuê phương tiện không bao gồm thuyền viên làm việc trên phương tiện;
b) Thuê phương tiện và thuyền viên làm việc trên phương tiện.
...
Theo quy định trên, thuê phương tiện thuỷ nội địa được thực hiện thông qua hợp đồng bằng văn bản giữa chủ phương tiện và người thuê phương tiện.
Như vậy, khi thuê tàu thuyền phải được thực hiện thông qua hợp đồng bằng văn bản giữa chủ tàu thuyền và người thuê tàu thuyền đó.
Thuê tàu thuyền có bắt buộc lập hợp đồng? (Hình từ Internet)
Có những hình thức thuê tàu thuyền nào theo quy định hiện nay?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 98a Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004, được bổ sung bởi khoản 21 Điều 1 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014 nêu trên thì các hình thức thuê tàu thuyền gồm:
- Thuê tàu thuyền không bao gồm thuyền viên làm việc trên tàu thuyền;
- Thuê tàu thuyền và thuyền viên làm việc trên tàu thuyền.
Như vậy, có 02 hình thức thuê nêu trên.
Chủ tàu thuyền và bên thuê tàu thuyền có trách nhiệm như thế nào khi cho thuê và thuê tàu thuyền?
Theo uy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 98a Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004, được bổ sung bởi khoản 21 Điều 1 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014 dưới đây:
Thuê phương tiện
...
3. Chủ phương tiện cho thuê phương tiện có trách nhiệm sau:
a) Bảo đảm phương tiện đang trong trạng thái an toàn, bảo đảm điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật khi giao phương tiện cho người thuê phương tiện;
b) Trong trường hợp cho thuê phương tiện và thuyền viên trên phương tiện phải bảo đảm điều kiện, tiêu chuẩn làm việc của thuyền viên trên phương tiện; trả tiền lương, tiền công cho thuyền viên và chế độ khác theo quy định của pháp luật.
4. Người thuê phương tiện có trách nhiệm sau:
a) Sử dụng phương tiện, thuyền viên theo điều khoản trong hợp đồng và quy định của pháp luật;
b) Bảo đảm điều kiện, tiêu chuẩn làm việc của thuyền viên trên phương tiện; trả tiền lương, tiền công cho thuyền viên và chế độ khác theo quy định của pháp luật trong trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
c) Không cho người khác thuê lại phương tiện, thuyền viên trên phương tiện thuê, trừ trường hợp được chủ phương tiện đồng ý bằng văn bản; không được sử dụng phương tiện thuê làm tài sản thế chấp;
d) Chịu trách nhiệm về bảo đảm an toàn và bảo vệ môi trường trong quá trình sử dụng phương tiện; trường hợp phát hiện tình trạng mất an toàn và gây ô nhiễm môi trường của phương tiện thì phải tạm dừng khai thác và thông báo ngay cho chủ phương tiện biết để có biện pháp khắc phục.
Như vậy, chủ tàu thuyền có tách nhiệm bảo đảm tàu thuyền đang trong trạng thái an toàn, bảo đảm điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật khi giao phương tiện là tàu thuyền cho người thuê tàu thuyền;
Trong trường hợp cho thuê tàu thuyền và thuyền viên trên tàu thuyền phải bảo đảm điều kiện, tiêu chuẩn làm việc của thuyền viên trên phương tiện; trả tiền lương, tiền công cho thuyền viên và chế độ khác theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, người thuê tàu thuyền cũng có các trách nhiệm sau:
- Sử dụng phương tiện, thuyền viên theo điều khoản trong hợp đồng và quy định của pháp luật;
- Bảo đảm điều kiện, tiêu chuẩn làm việc của thuyền viên trên phương tiện; trả tiền lương, tiền công cho thuyền viên và chế độ khác theo quy định của pháp luật trong trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
- Không cho người khác thuê lại phương tiện, thuyền viên trên phương tiện thuê, trừ trường hợp được chủ phương tiện đồng ý bằng văn bản; không được sử dụng phương tiện thuê làm tài sản thế chấp;
- Chịu trách nhiệm về bảo đảm an toàn và bảo vệ môi trường trong quá trình sử dụng phương tiện; trường hợp phát hiện tình trạng mất an toàn và gây ô nhiễm môi trường của phương tiện thì phải tạm dừng khai thác và thông báo ngay cho chủ phương tiện biết để có biện pháp khắc phục.
Mai Hoàng Trúc Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phương tiện thủy nội địa có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?