Việc trao đổi thông tin trực tiếp giữa cơ quan Hải quan và cơ quan Thuế các cấp được thực hiện trong các trường hợp nào?
Việc trao đổi thông tin trực tiếp giữa cơ quan Hải quan và cơ quan Thuế các cấp được thực hiện trong các trường hợp nào?
Căn cứ điểm a khoản 4 Điều 5 Quy chế trao đổi thông tin và phối hợp công tác giữa cơ quan Hải quan và cơ quan Thuế ban hành kèm theo Quyết định 2413/QĐ-BTC năm 2017 quy định về hình thức, cơ chế trao đổi, cung cấp thông tin như sau:
Hình thức, cơ chế trao đổi, cung cấp thông tin
...
4. Trao đổi thông tin trực tiếp giữa hai cơ quan:
a) Việc trao đổi thông tin trực tiếp được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a.1) Thông tin không đáp ứng yêu cầu cung cấp theo khoản 2 và khoản 3 Điều này;
a.2) Thông tin phục vụ quản lý theo chuyên đề, xử lý các vụ việc hoặc phục vụ các yêu cầu nghiệp vụ cụ thể;
a.3) Thông tin quản lý chế độ Mật theo quy định của pháp luật;
a.4) Thông tin về phương thức, thủ đoạn, xu hướng trốn thuế, gian lận thuế và các vi phạm pháp luật hải quan, pháp luật thuế khác trong từng thời kỳ.
b) Hình thức trao đổi thông tin trực tiếp bao gồm:
b.1) Văn bản, tài liệu chứa đựng các nội dung thông tin liên quan;
b.2) Bảng (file) dữ liệu được định dạng theo các biểu mẫu;
b.3) Nội dung trao đổi trực tiếp thông qua các buổi làm việc, hội nghị, hội thảo giữa đại diện của hai cơ quan.
...
Như vậy, theo quy định thì việc trao đổi thông tin trực tiếp được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
(1) Thông tin không đáp ứng yêu cầu cung cấp theo hình thức truyền nhận dữ liệu tự động và truy vấn dữ liệu;
(2) Thông tin phục vụ quản lý theo chuyên đề, xử lý các vụ việc hoặc phục vụ các yêu cầu nghiệp vụ cụ thể;
(3) Thông tin quản lý chế độ Mật theo quy định của pháp luật;
(4) Thông tin về phương thức, thủ đoạn, xu hướng trốn thuế, gian lận thuế và các vi phạm pháp luật hải quan, pháp luật thuế khác trong từng thời kỳ.
Việc trao đổi thông tin trực tiếp giữa cơ quan Hải quan và cơ quan Thuế các cấp được thực hiện trong các trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Trao đổi thông tin trực tiếp được thực hiện thông qua những hình thức nào?
Căn cứ điểm b khoản 4 Điều 5 Quy chế trao đổi thông tin và phối hợp công tác giữa cơ quan Hải quan và cơ quan Thuế ban hành kèm theo Quyết định 2413/QĐ-BTC năm 2017 quy định về hình thức, cơ chế trao đổi, cung cấp thông tin như sau:
Hình thức, cơ chế trao đổi, cung cấp thông tin
...
4. Trao đổi thông tin trực tiếp giữa hai cơ quan:
...
b) Hình thức trao đổi thông tin trực tiếp bao gồm:
b.1) Văn bản, tài liệu chứa đựng các nội dung thông tin liên quan;
b.2) Bảng (file) dữ liệu được định dạng theo các biểu mẫu;
b.3) Nội dung trao đổi trực tiếp thông qua các buổi làm việc, hội nghị, hội thảo giữa đại diện của hai cơ quan.
c) Việc trao đổi thông tin tại điểm a khoản này được thực hiện trên cơ sở văn bản của cơ quan đề nghị. Kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, cơ quan cung cấp có trách nhiệm cung cấp thông tin cho cơ quan đề nghị trong thời hạn cụ thể như sau:
c1) Thời hạn trao đổi thông tin giữa Tổng cục Hải quan và Tổng cục Thuế; giữa các Cục Hải quan với Cục Thuế; giữa Chi cục Hải quan với Chi cục Thuế trên cùng địa bàn tối đa là 03 ngày làm việc, đặc biệt có thể kéo dài nhưng không quá 05 ngày làm việc.
...
Như vậy, hình thức trao đổi thông tin trực tiếp bao gồm:
(1) Văn bản, tài liệu chứa đựng các nội dung thông tin liên quan;
(2) Bảng (file) dữ liệu được định dạng theo các biểu mẫu;
(3) Nội dung trao đổi trực tiếp thông qua các buổi làm việc, hội nghị, hội thảo giữa đại diện của hai cơ quan.
Thời hạn trao đổi thông tin trực tiếp giữa hai cơ quan ở khác địa bàn là bao lâu?
Căn cứ điểm c khoản 4 Điều 5 Quy chế trao đổi thông tin và phối hợp công tác giữa cơ quan Hải quan và cơ quan Thuế ban hành kèm theo Quyết định 2413/QĐ-BTC năm 2017 quy định về hình thức, cơ chế trao đổi, cung cấp thông tin như sau:
Hình thức, cơ chế trao đổi, cung cấp thông tin
...
4. Trao đổi thông tin trực tiếp giữa hai cơ quan:
...
c) Việc trao đổi thông tin tại điểm a khoản này được thực hiện trên cơ sở văn bản của cơ quan đề nghị. Kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, cơ quan cung cấp có trách nhiệm cung cấp thông tin cho cơ quan đề nghị trong thời hạn cụ thể như sau:
c1) Thời hạn trao đổi thông tin giữa Tổng cục Hải quan và Tổng cục Thuế; giữa các Cục Hải quan với Cục Thuế; giữa Chi cục Hải quan với Chi cục Thuế trên cùng địa bàn tối đa là 03 ngày làm việc, đặc biệt có thể kéo dài nhưng không quá 05 ngày làm việc.
c2) Thời hạn trao đổi thông tin giữa hai cơ quan ở khác địa bàn tối đa là 05 ngày làm việc. Trường hợp đặc biệt, đơn vị được đề nghị phải kiểm tra, xác minh hoặc thu thập, tổng hợp từ những nguồn thông tin không có sẵn, thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá 07 ngày làm việc.
Trường hợp không đáp ứng được yêu cầu về nội dung thông tin và thời gian cung cấp thông tin, Bên cung cấp có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Bên đề nghị biết để tiếp tục phối hợp.
Như vậy, theo quy định thì thời hạn trao đổi thông tin giữa hai cơ quan ở khác địa bàn tối đa là 05 ngày làm việc.
Trường hợp đặc biệt, đơn vị được đề nghị phải kiểm tra, xác minh hoặc thu thập, tổng hợp từ những nguồn thông tin không có sẵn, thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá 07 ngày làm việc.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trao đổi thông tin có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hãng hàng không bị thu hồi quyền vận chuyển hàng không thường lệ trong trường hợp nào theo quy định hiện nay?
- Người phạm tội tự thú thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không? Người phạm tội tự thú có thể được miễn trách nhiệm hình sự không?
- Con cháu có thể ủy nhiệm chăm sóc ông bà cho viện dưỡng lão khi ở xa không có điều kiện chăm sóc trực tiếp không?
- Khi nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới có cần phải báo cáo thông tin AE trong các thử nghiệm đa quốc gia mà Việt Nam tham gia không?
- Người theo học ngành an ninh mạng trình độ cao đẳng được trang bị những kiến thức và kỹ năng gì? Ngành an ninh mạng trình độ cao đẳng là gì?