Việc truy xuất nguồn gốc lâm sản đối với lâm sản nhập khẩu được thực hiện dựa trên những nội dung nào?
Công tác truy xuất nguồn gốc lâm sản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo những hình thức nào?
Hình thức truy xuất nguồn gốc lâm sản được quy định tại khoản 2 Điều 25 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT như sau:
Đối tượng, hình thức kiểm tra
1. Đối tượng được kiểm tra: Tổ chức, cá nhân, hộ kinh doanh, hộ gia đình, cộng đồng dân cư có hoạt động khai thác, vận chuyển, chế biến, sản xuất, mua bán, chuyển quyền sở hữu lâm sản, xuất khẩu, nhập khẩu, cất giữ lâm sản, nuôi động vật rừng, trồng thực vật rừng và đánh dấu mẫu vật.
2. Hình thức kiểm tra:
a) Kiểm tra theo kế hoạch;
b) Kiểm tra đột xuất.
Theo đó, việc truy xuất nguồn gốc lâm sản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo 02 hình thức:
(1) Kiểm tra theo kế hoạch;
(2) Kiểm tra đột xuất.
Việc truy xuất nguồn gốc lâm sản đối với lâm sản nhập khẩu được thực hiện dựa trên những nội dung nào? (Hình từ Internet)
Việc truy xuất nguồn gốc lâm sản đối với lâm sản nhập khẩu được thực hiện dựa trên những nội dung nào?
Nội dung truy xuất nguồn gốc lâm sản được quy định tại Điều 26 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT như sau:
Nội dung kiểm tra
1. Đối với khai thác lâm sản: Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về khai thác lâm sản theo Quy chế quản lý rừng và quy định tại Chương II Thông tư này và lâm sản khai thác thực tế tại hiện trường.
2. Đối với lâm sản khi nhập khẩu, xuất khẩu: Kiểm tra hồ sơ lâm sản theo quy định tại Điều 16 và Điều 19 Thông tư này và lâm sản thực tế tại cửa khẩu.
3. Đối với vận chuyển lâm sản: Kiểm tra việc chấp hành quy định về hồ sơ lâm sản trong quá trình vận chuyển theo quy định tại Điều 18 Thông tư này và lâm sản trên phương tiện vận chuyển.
4. Đối với cơ sở chế biến, kinh doanh, cất giữ gỗ, lâm sản: Kiểm tra việc chấp hành quy định về hồ sơ lâm sản theo quy định tại Điều 20 Thông tư này và lâm sản hiện có tại cơ sở.
5. Đối với cơ sở nuôi động vật rừng, động vật thuộc Phụ lục CITES; cơ sở trồng các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm hoặc thực vật thuộc Phụ lục CITES: Kiểm tra việc chấp hành quy định về hồ sơ lâm sản theo quy định tại Điều 21 Thông tư này và động vật, thực vật đang nuôi, trồng tại cơ sở.
6. Đối với nơi cất giữ lâm sản: Kiểm tra hồ sơ lâm sản theo quy định tại Thông tư này và lâm sản hiện có.
Dẫn chiếu Điều 16 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Hồ sơ nguồn gốc lâm sản nhập khẩu
1. Gỗ nhập khẩu: Thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 102/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
2. Lâm sản ngoài gỗ nhập khẩu:
a) Đối với loài thuộc Phụ lục CITES: Tờ khai hải quan theo quy định pháp luật; bản chính hoặc bản sao hoặc bản điện tử giấy phép CITES nhập khẩu;
b) Đối với loài không thuộc Phụ lục CITES: Tờ khai hải quan theo quy định pháp luật; bản chính Bảng kê lâm sản do chủ lâm sản lập hoặc packing-list/log-list do tổ chức, cá nhân lập theo quy định của nước xuất khẩu.
3. Sau thông quan, Cơ quan Hải quan trả lại hồ sơ cho chủ lâm sản để lưu giữ theo quy định.
Từ những quy định vừa nêu thì việc truy xuất nguồn gốc lâm sản đối với lâm sản nhập khẩu được cơ quan nhà nước thực hiện dựa trên kiểm tra hồ sơ lâm sản, cụ thể:
Đối với Gỗ nhập khẩu, kiểm tra:
(1) Bản chính bảng kê gỗ nhập khẩu do chủ gỗ lập theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 102/2020/NĐ-CP tải về hoặc Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 102/2020/NĐ-CP tải về.
(2) Một trong các tài liệu sau:
- Trường hợp gỗ thuộc Phụ lục CITES: Bản sao giấy phép CITES xuất khẩu hoặc tái xuất khẩu do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES nước xuất khẩu hoặc nước tái xuất khẩu cấp; Bản sao giấy phép CITES nhập khẩu do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cấp;
- Trường hợp gỗ nhập khẩu từ quốc gia đã ký kết Hiệp định gỗ hợp pháp với EU và đang vận hành hệ thống cấp phép FLEGT: Bản sao giấy phép FLEGT xuất khẩu do cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu cấp;
- Trường hợp lô hàng gỗ nhập khẩu không thuộc 02 trường hợp trên: Bảng kê khai nguồn gốc gỗ nhập khẩu theo Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 102/2020/NĐ-CP tải về.
Đối với Lâm sản ngoài gỗ nhập khẩu, kiểm tra:
- Đối với loài thuộc Phụ lục CITES: Tờ khai hải quan theo quy định pháp luật; bản chính hoặc bản sao hoặc bản điện tử giấy phép CITES nhập khẩu;
- Đối với loài không thuộc Phụ lục CITES: Tờ khai hải quan theo quy định pháp luật; bản chính Bảng kê lâm sản do chủ lâm sản lập hoặc packing-list/log-list do tổ chức, cá nhân lập theo quy định của nước xuất khẩu.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền truy xuất nguồn gốc lâm sản là cơ quan nào?
Trong nguyên tắc kiểm tra nguồn gốc lâm sản có nhắc đến cơ quan kiểm tra, cụ thể là tại khoản 1 Điều 27 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT:
Nguyên tắc kiểm tra
1. Hoạt động kiểm tra của Cơ quan Kiểm lâm do Tổ kiểm tra hoặc Đoàn kiểm tra (sau đây gọi tắt là Tổ kiểm tra) thực hiện khi có quyết định kiểm tra của người có thẩm quyền quy định tại Điều 30 Thông tư này, trừ trường hợp kiểm tra đột xuất theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Thông tư này.
2. Hoạt động kiểm tra của Kiểm lâm phải đảm bảo kịp thời, khách quan, chính xác, đúng nhiệm vụ, quyền hạn và tuân thủ quy định của pháp luật.
3. Hoạt động kiểm tra phải thực hiện đúng trình tự quy định tại Điều 31 Thông tư này và phải lập Biên bản kiểm tra theo Mẫu số 16 hoặc Mẫu số 17 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, cơ quan nhà nước có thẩm quyền truy xuất ngồn gốc lâm sản là Cơ quan Kiểm lâm do Tổ kiểm tra hoặc Đoàn kiểm tra thực hiện.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Truy xuất nguồn gốc có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hành lý sẽ được thanh lý trong trường hợp nào? Thủ tục thanh lý hành lý được thực hiện như thế nào?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú với đảng viên là cán bộ công chức viên chức đi học tập trung 12 tháng trong năm?
- Anh em họ hàng chung sống với nhau như vợ chồng bị phạt bao nhiêu? Giải quyết hậu quả việc chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thế nào?
- Mẫu Bản kiểm điểm Đảng viên của Bí thư đảng đoàn mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Nội dung kiểm điểm của Bí thư đảng đoàn?
- Kỳ kế toán năm đầu tiên ngắn hơn 90 ngày thì có được cộng qua năm sau để tính thành một kỳ kế toán năm không?