Việc tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt gồm những nội dung gì? Và được thực hiện dưới những hình thức thế nào?
- Việc phòng ngừa phổ biến và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt thông qua quản lý nhà nước về an ninh, trật tự được thực hiện bằng những biện pháp gì?
- Việc tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt gồm những nội dung gì?
- Việc tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt được thực hiện bằng những hình thức như thế nào?
Việc phòng ngừa phổ biến và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt thông qua quản lý nhà nước về an ninh, trật tự được thực hiện bằng những biện pháp gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 16 Nghị định 81/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Quản lý nhà nước về an ninh, trật tự
1. Cơ quan và người có thẩm quyền quản lý nhà nước về an ninh, trật tự thông qua hoạt động của mình có trách nhiệm chủ động phát hiện kịp thời âm mưu, thủ đoạn và phương thức hoạt động của tổ chức, cá nhân phổ biến và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, có biện pháp xử lý phù hợp.
2. Các biện pháp phòng ngừa phổ biến và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt thông qua quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, bao gồm:
a) Quản lý cư trú, tàng thư, căn cước công dân;
b) Quản lý vũ khí, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ và sinh học, vật liệu liên quan bao gồm vật liệu, công nghệ và thiết bị lưỡng dụng và các công cụ hỗ trợ có thể sử dụng vào việc phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt;
c) Tuần tra, kiểm soát, giám sát mục tiêu trọng điểm về an ninh, trật tự ở sân bay, bến cảng, nhà ga, bến xe, cửa khẩu, khu vực biên giới và nơi tập trung đông người, nơi công cộng khác;
d) Quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh;
đ) Các biện pháp quản lý nhà nước về an ninh, trật tự khác.
Theo đó, việc phòng ngừa phổ biến và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt thông qua quản lý nhà nước về an ninh, trật tự được thực hiện bằng những biện pháp sau:
- Quản lý cư trú, tàng thư, căn cước công dân;
- Quản lý vũ khí, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ và sinh học, vật liệu liên quan bao gồm vật liệu, công nghệ và thiết bị lưỡng dụng và các công cụ hỗ trợ có thể sử dụng vào việc phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt;
- Tuần tra, kiểm soát, giám sát mục tiêu trọng điểm về an ninh, trật tự ở sân bay, bến cảng, nhà ga, bến xe, cửa khẩu, khu vực biên giới và nơi tập trung đông người, nơi công cộng khác;
- Quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh;
- Các biện pháp quản lý nhà nước về an ninh, trật tự khác.
Vũ khí hủy diệt hàng loạt (Hình từ Internet)
Việc tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt gồm những nội dung gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 15 Nghị định 81/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt
1. Cơ quan và người có thẩm quyền có trách nhiệm thông tin, tuyên truyền, giáo dục về công tác phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và hiệu quả phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt đối với tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của mình.
2. Nội dung thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt bao gồm:
a) Nguy cơ, diễn biến, tình hình phổ biến và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt; thủ đoạn, phương thức hoạt động, tính chất phức tạp, nguy hiểm, tác hại của việc phổ biến và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt;
b) Quan điểm, chính sách, pháp luật của Nhà nước, biện pháp, kinh nghiệm về phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt;
c) Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và thực hiện nghĩa vụ theo nghị quyết hoặc thông báo của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liên quan đến việc ngăn chặn việc phổ biến và tài trợ vũ khí hủy diệt hàng loạt;
d) Các nội dung cần thiết khác phục vụ cho yêu cầu phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
...
Như vậy, nội dung thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt gồm:
- Nguy cơ, diễn biến, tình hình phổ biến và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt; thủ đoạn, phương thức hoạt động, tính chất phức tạp, nguy hiểm, tác hại của việc phổ biến và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt;
- Quan điểm, chính sách, pháp luật của Nhà nước, biện pháp, kinh nghiệm về phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt;
- Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và thực hiện nghĩa vụ theo nghị quyết hoặc thông báo của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liên quan đến việc ngăn chặn việc phổ biến và tài trợ vũ khí hủy diệt hàng loạt;
- Các nội dung cần thiết khác phục vụ cho yêu cầu phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Việc tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt được thực hiện bằng những hình thức như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 15 Nghị định 81/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt
...
3. Hình thức thông tin, tuyên truyền
Thực hiện phù hợp với quy định của pháp luật về phổ biến giáo dục pháp luật và thông tin tuyên truyền.
Như vậy, việc tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt được thực hiện bằng những hình thức phù hợp với quy định của pháp luật về phổ biến giáo dục pháp luật và thông tin tuyên truyền.
Nguyễn Nhật Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Vũ khí hủy diệt hàng loạt có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình chuyển đổi vàng miếng khác thành vàng miếng SJC của doanh nghiệp mua bán vàng miếng như thế nào?
- Lựa chọn chủ đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư thông qua tổ chức đấu thầu được thực hiện trong trường hợp nào?
- Đất công trình thủy lợi thuộc nhóm đất nào? Được sử dụng để làm gì? Ai có trách nhiệm quản lý công trình thủy lợi?
- Lưu ý khi điền xếp loại kết quả đánh giá trong mẫu phiếu tự đánh giá của giáo viên mầm non mới nhất?
- Phụ lục đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của thiết bị y tế thực hiện kê khai giá mới nhất? Tải về ở đâu?