Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong lĩnh vực hải quan được thực hiện thông qua hình thức nào?
- Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong lĩnh vực hải quan được thực hiện nhằm mục đích gì?
- Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong lĩnh vực hải quan phải đảm bảo nguyên tắc gì?
- Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong lĩnh vực hải quan được thực hiện thông qua hình thức nào?
Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong lĩnh vực hải quan được thực hiện nhằm mục đích gì?
Căn cứ Điều 2 Quy chế tuyên truyền, phổ biến pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho người khai hải quan, doanh nghiệp trong lĩnh vực hải quan ban hành kèm theo Quyết định 1243/QĐ-TCHQ năm 2022 quy định về mục đích công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và hỗ trợ pháp lý như sau:
Mục đích công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và hỗ trợ pháp lý
1. Phổ biến đến toàn thể công chức hải quan các quy định mới của pháp luật hải quan, pháp luật thuế và pháp luật khác có liên quan để kịp thời nắm vững và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
2. Giúp cho người khai hải quan, doanh nghiệp nắm bắt các quy định của pháp luật về hải quan, pháp luật thuế và pháp luật có liên quan; tạo điều kiện thuận lợi để người khai hải quan, doanh nghiệp nâng cao tính tự giác tuân thủ, thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình.
3. Thống nhất và chuẩn hóa công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho người khai hải quan, doanh nghiệp nhằm từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác này tại các đơn vị trong ngành Hải quan.
4. Thống nhất đầu mối thực hiện, đảm bảo chế độ phân công, phân cấp rõ ràng trách nhiệm của cơ quan hải quan các cấp và công chức hải quan trong việc tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho người khai hải quan, doanh nghiệp.
5. Nâng cao tính tự giác tuân thủ, thực hiện nghiêm pháp luật về hải quan, pháp luật thuế và pháp luật có liên quan của công chức hải quan, người khai hải quan, doanh nghiệp và thực hiện cải cách hành chính trong ngành Hải quan.
Như vậy, theo quy định thì mục đích tuyên truyền, phổ biến pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong lĩnh vực hải quan gồm có:
(1)) Phổ biến đến toàn thể công chức hải quan các quy định mới của pháp luật hải quan, pháp luật thuế và pháp luật khác có liên quan để kịp thời nắm vững và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
(2) Giúp cho doanh nghiệp nắm bắt các quy định của pháp luật về hải quan, pháp luật thuế và pháp luật có liên quan;
Tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp nâng cao tính tự giác tuân thủ, thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình.
(3) Thống nhất và chuẩn hóa công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhằm từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác này tại các đơn vị trong ngành Hải quan.
(4) Thống nhất đầu mối thực hiện, đảm bảo chế độ phân công, phân cấp rõ ràng trách nhiệm của cơ quan hải quan các cấp và công chức hải quan trong việc tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
(5) Nâng cao tính tự giác tuân thủ, thực hiện nghiêm pháp luật về hải quan, pháp luật thuế và pháp luật có liên quan của công chức hải quan, người khai hải quan, doanh nghiệp và thực hiện cải cách hành chính trong ngành Hải quan.
Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong lĩnh vực hải quan được thực hiện nhằm mục đích gì? (Hình từ Internet)
Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong lĩnh vực hải quan phải đảm bảo nguyên tắc gì?
Căn cứ Điều 4 Quy chế tuyên truyền, phổ biến pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho người khai hải quan, doanh nghiệp trong lĩnh vực hải quan ban hành kèm theo Quyết định 1243/QĐ-TCHQ năm 2022 quy định như sau:
Nguyên tắc thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho người khai hải quan, doanh nghiệp
1. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho người khai hải quan, doanh nghiệp được thực hiện theo đúng phạm vi, thẩm quyền được phân công, phân cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, nghiệp vụ được giao.
2. Đảm bảo tính công khai, minh bạch, hiệu quả, chính xác, đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu, kịp thời, thường xuyên, đáp ứng yêu cầu về tuyên truyền, phổ biến pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho người khai hải quan, doanh nghiệp.
3. Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan, các Cục Hải quan tỉnh, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
4. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho người khai hải quan, doanh nghiệp phải tuân thủ quy định của pháp luật về hải quan, pháp luật thuế và được thực hiện thống nhất trong toàn ngành Hải quan.
Như vậy, theo quy định thì công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong lĩnh vực hải quan phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
(1) Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp được thực hiện theo đúng phạm vi, thẩm quyền được phân công, phân cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, nghiệp vụ được giao.
(2) Đảm bảo tính công khai, minh bạch, hiệu quả, chính xác, đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu, kịp thời, thường xuyên, đáp ứng yêu cầu về tuyên truyền, phổ biến pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
(3) Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan, các Cục Hải quan tỉnh, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
(4) Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp phải tuân thủ quy định của pháp luật về hải quan, pháp luật thuế và được thực hiện thống nhất trong toàn ngành Hải quan.
Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong lĩnh vực hải quan được thực hiện thông qua hình thức nào?
Căn cứ Điều 5 Quy chế tuyên truyền, phổ biến pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho người khai hải quan, doanh nghiệp trong lĩnh vực hải quan ban hành kèm theo Quyết định 1243/QĐ-TCHQ năm 2022 quy định như sau:
Hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho người khai hải quan, doanh nghiệp
Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho người khai hải quan, doanh nghiệp được thực hiện theo các hình thức sau:
1. Bằng văn bản.
2. Trực tiếp tại cơ quan Hải quan.
3. Qua điện thoại.
4. Tại trụ sở người khai hải quan, doanh nghiệp.
5. Thông qua tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn, tham vấn.
6. Hội nghị đối thoại.
7. Trên trang thông tin điện tử của cơ quan Hải quan.
8. Qua báo chí.
9. Phát hành tờ rơi, ấn phẩm.
10. Điều tra, khảo sát nhu cầu tuyên truyền, phổ biến pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho người khai hải quan, doanh nghiệp.
11. Một số hình thức khác.
Như vậy, theo quy định thì việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp được thực hiện theo các hình thức sau:
(1) Bằng văn bản.
(2) Trực tiếp tại cơ quan Hải quan.
(3) Qua điện thoại.
(4) Tại trụ sở người khai hải quan, doanh nghiệp.
(5) Thông qua tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn, tham vấn.
(6) Hội nghị đối thoại.
(7) Trên trang thông tin điện tử của cơ quan Hải quan.
(8) Qua báo chí.
(9) Phát hành tờ rơi, ấn phẩm.
(10) Điều tra, khảo sát nhu cầu tuyên truyền, phổ biến pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho người khai hải quan, doanh nghiệp.
(11) Một số hình thức khác.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hỗ trợ pháp lý có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18-NQ/TW đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị? Toàn văn Nghị quyết 18-NQ/TW khóa XII ở đâu?
- Đăng ký cư trú cho người chưa thành niên theo Nghị định 154/2024 thế nào? Giấy tờ nào dùng để chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú?
- Trước ngày 15 12 đối tượng nào phải nộp hồ sơ khai thuế khoán? Khi nào cơ quan thuế phát Tờ khai thuế?
- Mẫu quyết định bổ nhiệm giám đốc công ty hợp danh? Công ty hợp danh có được thuê giám đốc không?
- Trước ngày 5 12, đối tượng nào phải báo cáo tình hình sử dụng lao động hằng năm? Cần lưu ý điều gì khi điền Báo cáo tình hình sử dụng lao động?