Việc xây dựng đề án phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường vốn quốc tế được quy định thế nào?
- Doanh nghiệp phải đáp ứng những điều kiện gì để được phát hành trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế?
- Việc xây dựng đề án phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường vốn quốc tế được quy định thế nào?
- Trình tự tổ chức phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường vốn quốc tế được thực hiện thế nào?
Doanh nghiệp phải đáp ứng những điều kiện gì để được phát hành trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế?
Theo Điều 17 Nghị định 53/2009/NĐ-CP quy định về điều kiện được phát hành như sau:
Điều kiện được phát hành
Doanh nghiệp phát hành trái phiếu quốc tế phải đảm bảo các điều kiện:
1. Được thành lập theo luật pháp Việt Nam và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
2. Đáp ứng đủ các điều kiện nêu tại Điều 6 Nghị định này. Riêng đối với các doanh nghiệp nhà nước, nếu phát hành trái phiếu quốc tế không có bảo lãnh Chính phủ phải có hệ số tín nhiệm bằng hoặc cao hơn hệ số tín nhiệm quốc gia (nếu đợt phát hành cần có hệ số tín nhiệm).
3. Đối với các doanh nghiệp phát hành trái phiếu quốc tế có bảo lãnh Chính phủ cần phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 8 Nghị định này.
4. Trị giá tương đương của mỗi đợt phát hành đối với trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh Chính phủ không dưới tương đương 100 triệu USD.
Theo đó, để được phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường vốn quốc tế thì doanh nghiệp phải đáp ứng những điều kiện được quy định tại Điều 17 nêu trên.
Trong đó có điều kiện trị giá tương đương của mỗi đợt phát hành đối với trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh Chính phủ không dưới tương đương 100 triệu USD.
Tải về mẫu đơn đăng ký khoản phát hành trái phiếu quốc tế mới nhất 2023: Tại Đây
Việc xây dựng đề án phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường vốn quốc tế được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Việc xây dựng đề án phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường vốn quốc tế được quy định thế nào?
Theo Điều 18 Nghị định 53/2009/NĐ-CP quy định về xây dựng đề án phát hành trái phiếu doanh nghiệp như sau:
Xây dựng đề án phát hành trái phiếu doanh nghiệp
Các doanh nghiệp chịu trách nhiệm xây dựng đề án phát hành trái phiếu doanh nghiệp theo các nội dung quy định tại Điều 3 Nghị định này gửi cơ quan chủ quản cấp trên, Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên phê duyệt.
Căn cứ Điều 3 Nghị định 53/2009/NĐ-CP quy định về đề án phát hành trái phiếu như sau:
Đề án phát hành trái phiếu
1. Đề án phát hành trái phiếu là tài liệu do Người phát hành chuẩn bị để trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Đề án phát hành bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Mục đích phát hành và mục đích sử dụng vốn phát hành;
b) Các căn cứ pháp lý để phát hành (Quyết định phê duyệt chiến lược phát triển, Quyết định phê duyệt đầu tư của cấp có thẩm quyền …);
c) Dự kiến khối lượng, cơ cấu, thời hạn trái phiếu, loại tiền phát hành và hình thức phát hành;
d) Phân tích điều kiện thị trường quốc tế để xác định lãi suất dự kiến cho trái phiếu phát hành;
đ) Dự kiến phương thức lựa chọn tổ hợp bảo lãnh phát hành, tư vấn pháp lý, các đại lý liên quan và kế hoạch phát hành;
e) Phương án sử dụng nguồn vốn, quản lý dòng tiền và xử lý các rủi ro tài chính, phương án thanh toán nợ trái phiếu.
Theo quy định trên, doanh nghiệp chịu trách nhiệm xây dựng đề án phát hành trái phiếu doanh nghiệp theo các nội dung được quy định tại Điều 3 nêu trên.
Đồng thời gửi đề án này đến cơ quan chủ quản cấp trên, Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên phê duyệt.
Trình tự tổ chức phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường vốn quốc tế được thực hiện thế nào?
Theo quy định tại Điều 22 Nghị định 53/2009/NĐ-CP về tổ chức phát hành như sau:
Tổ chức phát hành
1. Sau khi đề án phát hành trái phiếu được các cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 19 Nghị định này, các doanh nghiệp triển khai việc chuẩn bị và thực hiện việc phát hành theo trình tự nêu tại Điều 7 Nghị định này với tư cách là Người phát hành.
2. Sau khi phát hành, doanh nghiệp phát hành có trách nhiệm báo cáo kết quả phát hành cho cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đợt phát hành và Bộ Tài chính.
Như vậy, sau khi đề án phát hành trái phiếu được các cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định thì các doanh nghiệp triển khai việc chuẩn bị và thực hiện việc phát hành với tư cách là Người phát hành.
Sau khi phát hành, doanh nghiệp phát hành có trách nhiệm báo cáo kết quả phát hành cho cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đợt phát hành và Bộ Tài chính.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trái phiếu doanh nghiệp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ hàng hóa xuất nhập khẩu là người khai hải quan đúng không? Gian lận thuế là hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan?
- Việc bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động có được phép thực hiện trong ca làm việc không?
- Mẫu ý kiến nhận xét đảng viên dự bị của tổ chức đoàn thể nơi làm việc? Hướng dẫn ưu và khuyết điểm nhận xét đảng viên dự bị?
- Tổng hợp Nghị quyết sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 mới nhất?
- Mẫu lời cảm ơn các cựu chiến binh Việt Nam 6 12 hay, ý nghĩa? Ngày này là ngày lễ lớn đúng không?