Việc xem xét, điều chỉnh nội dung của Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo cho thương nhân được thực hiện trong trường hợp nào?
- Thương nhân phải chuẩn bị những giấy tờ nào khi đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo?
- Mẫu văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo do Giấy chứng nhận bị mất là mẫu nào?
- Việc xem xét, điều chỉnh nội dung của Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo cho thương nhân được thực hiện trong trường hợp nào?
Thương nhân phải chuẩn bị những giấy tờ nào khi đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo?
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Nghị định 107/2018/NĐ-CP quy định về việc cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo như sau:
Cấp lại, điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận
1. Bộ Công Thương xem xét, cấp lại Giấy chứng nhận trong các trường hợp Giấy chứng nhận bị thất lạc, bị hư hỏng hoặc bị tiêu hủy.
Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận gồm:
a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này: 01 bản chính;
b) Bản chính Giấy chứng nhận đã được cấp. Trường hợp không còn bản chính do bị thất lạc, bị hư hỏng hoặc bị tiêu hủy, thương nhân phải có báo cáo giải trình và nêu rõ lý do.
...
Theo đó, Bộ Công Thương xem xét, cấp lại Giấy chứng nhận trong các trường hợp Giấy chứng nhận bị thất lạc, bị hư hỏng hoặc bị tiêu hủy.
Khi đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo, thương nhân phải chuẩn bị những giấy tờ sau đây:
(1) Đơn đề nghị theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định 107/2018/NĐ-CP: 01 bản chính;
(2) Bản chính Giấy chứng nhận đã được cấp. Trường hợp không còn bản chính do bị thất lạc, bị hư hỏng hoặc bị tiêu hủy, thương nhân phải có báo cáo giải trình và nêu rõ lý do.
Việc xem xét, điều chỉnh nội dung của Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo cho thương nhân được thực hiện trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Mẫu văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo do Giấy chứng nhận bị mất là mẫu nào?
Mẫu văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo do Giấy chứng nhận bị mất là Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định 107/2018/NĐ-CP sau đây:
TẢI VỀ Mẫu văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo do Giấy chứng nhận bị mất.
Việc xem xét, điều chỉnh nội dung của Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo cho thương nhân được thực hiện trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Nghị định 107/2018/NĐ-CP quy định về việc xem xét, điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo như sau:
Cấp lại, điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận
...
2. Bộ Công Thương xem xét, điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận trong các trường hợp có sự thay đổi nội dung Giấy chứng nhận.
Hồ sơ đề nghị điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận gồm:
a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này: 01 bản chính;
b) Các tài liệu liên quan đến sự thay đổi nội dung Giấy chứng nhận: 01 bản sao, có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.
3. Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.
Thương nhân có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Bộ Công Thương hoặc gửi qua đường bưu điện (địa chỉ nhận hồ sơ: Bộ Công Thương, số 54, Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội) hoặc nộp hồ sơ trên Trang dịch vụ công trực tuyến, Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương.
Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Bộ Công Thương, thương nhân có thể nộp bản chụp các giấy tờ, tài liệu quy định tại điểm b khoản 2 Điều này và xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu.
4. Thời hạn xem xét, cấp lại hoặc điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận là 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp không đồng ý cấp lại hoặc điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận, trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương phải trả lời thương nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận được cấp lại hoặc được điều chỉnh nội dung theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này là thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đã được cấp trước đó.
Như vậy, theo quy định nêu trên, Bộ Công Thương xem xét, điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo trong trường hợp có sự thay đổi nội dung Giấy chứng nhận.
Hồ sơ đề nghị điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận bao gồm:
- Đơn đề nghị theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định 107/2018/NĐ-CP: 01 bản chính;
- Các tài liệu liên quan đến sự thay đổi nội dung Giấy chứng nhận: 01 bản sao, có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.
Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.
Theo đó:
- Thương nhân có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Bộ Công Thương hoặc gửi qua đường bưu điện (địa chỉ nhận hồ sơ: Bộ Công Thương, số 54, Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội) hoặc nộp hồ sơ trên Trang dịch vụ công trực tuyến, Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương.
- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Bộ Công Thương, thương nhân có thể nộp bản chụp các giấy tờ, tài liệu quy định tại điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định 107/2018/NĐ-CP và xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu.
Phan Thị Như Ý
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kinh doanh xuất khẩu gạo có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?