Việc xử lý vi phạm trong phổ biến giáo dục pháp luật có được Nhà nước quản lý không? Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật được ai phân công nhiệm vụ?
Việc xử lý vi phạm trong phổ biến giáo dục pháp luật có được Nhà nước quản lý không?
Căn cứ theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 6 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 như sau:
Quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật
1. Nội dung quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật bao gồm:
a) Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch về phổ biến, giáo dục pháp luật;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
c) Bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật;
d) Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật;
đ) Thống kê, tổng kết về phổ biến, giáo dục pháp luật;
e) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong phổ biến, giáo dục pháp luật;
g) Hợp tác quốc tế về phổ biến, giáo dục pháp luật.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật bao gồm:
a) Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật;
b) Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật; chủ trì xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chương trình, kế hoạch dài hạn, trung hạn về phổ biến, giáo dục pháp luật; chủ trì xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật;
c) Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật;
d) Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa phương.
Theo đó, trong nội dung quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật thì Nhà nước có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong phổ biến, giáo dục pháp luật;ế hoạch về phổ biến giáo dục pháp luật.
Giáo dục pháp luật (Hình từ Internet)
Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật được ai phân công nhiệm vụ?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 như sau:
Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật
1. Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật được thành lập ở trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, là cơ quan tư vấn cho Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và huy động nguồn lực cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
2. Cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ là Bộ Tư pháp, của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là Sở Tư pháp, của Ủy ban nhân dân cấp huyện là Phòng Tư pháp.
3. Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết về thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết về thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật.
Như vậy, Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật được Thủ tướng Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn.
Phiên tư vấn của Hội đồng về việc phổ biến giáo dục pháp có được chi trả kinh phí hay không?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch 14/2014/TTLT-BTC-BTP như sau:
Nội dung chi
1. Chi hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp, Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật các cấp, Ban chỉ đạo các Chương trình, Đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật, bao gồm:
a) Chi tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm nghiệp vụ, các phiên họp định kỳ, đột xuất, phiên họp tư vấn của Hội đồng, Ban chỉ đạo;
b) Chi văn phòng phẩm và biên soạn tài liệu phục vụ các hoạt động của Hội đồng, Ban chỉ đạo;
c) Chi các hoạt động chỉ đạo, kiểm tra;
d) Chi sơ kết, tổng kết, thi đua, khen thưởng.
2. Chi thực hiện công tác thông tin, truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng, bao gồm:
a) Xây dựng chương trình, chuyên mục phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật, thực hiện truyền thông trên báo, tạp chí, đài phát thanh, đài truyền hình, tập san, bản tin, thông tin lưu động, triển lãm chuyên đề, làm bảng thông tin và hộp tin;
b) Thực hiện thông cáo báo chí, bao gồm: Chi biên soạn tài liệu và văn phòng phẩm phục vụ hoạt động thông cáo báo chí; chi tổ chức họp báo, phát hành, đăng tải thông cáo báo chí trên các phương tiện thông tin đại chúng;
c) Thông qua băng rôn, khẩu hiệu, pano, áp phích và các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác;
d) Thông qua hệ thống loa truyền thanh cơ sở, bao gồm: biên soạn tin, bài phục vụ việc phát thanh; thù lao cho phát thanh viên; hỗ trợ trang bị hoặc thuê trang thiết bị phục vụ việc phát thanh tin, bài phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật.
...
Theo đó, việc chi tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm nghiệp vụ, các phiên họp định kỳ, đột xuất, phiên họp tư vấn của Hội đồng, Ban chỉ đạo.
Lê Đình Khôi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phổ biến giáo dục pháp luật có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người bị bạo lực gia đình có được quyền lựa chọn chỗ ở khi áp dụng quyết định cấm tiếp xúc không?
- Quy hoạch chi tiết dự án cải tạo nhà chung cư phải có chỉ tiêu nào? Có thể lập quy hoạch đồng thời với đánh giá chất lượng nhà chung cư không?
- Viên chức Bộ Tư pháp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ trong bao nhiêu năm thì bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc?
- Mẫu phiếu đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính của các đơn vị tại Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước? Cách chấm điểm tiêu chí đánh giá?
- Đối tượng được hỗ trợ bằng tiền không quá 05 lần giá đất nông nghiệp khi bị thu hồi đất theo Luật Đất đai mới?