Việc kinh doanh dịch vụ kế toán của doanh nghiệp kiểm toán và kiểm toán viên hành nghề được quy định như thế nào?
- Việc kinh doanh dịch vụ kế toán của doanh nghiệp kiểm toán và kiểm toán viên hành nghề được quy định như thế nào?
- Tỷ lệ vốn góp của thành viên là tổ chức của công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ kế toán hai thành viên trở lên là bao nhiêu?
- Tỷ lệ vốn góp của kế toán viên hành nghề tại công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ kế toán hai thành viên trở lên là bao nhiêu?
- Đối tượng nào được cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới cho các doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam?
Việc kinh doanh dịch vụ kế toán của doanh nghiệp kiểm toán và kiểm toán viên hành nghề được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 24 Nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định về việc kinh doanh dịch vụ kế toán của doanh nghiệp kiểm toán và kiểm toán viên hành nghề như sau:
- Doanh nghiệp kiểm toán có đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định của pháp luật về kiểm toán độc lập thì được kinh doanh dịch vụ kế toán. Khi không còn đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định của pháp luật về kiểm toán độc lập thì doanh nghiệp kiểm toán không được kinh doanh dịch vụ kế toán.
- Kiểm toán viên có đủ điều kiện hành nghề kiểm toán theo quy định của pháp luật về kiểm toán độc lập thì được hành nghề dịch vụ kế toán. Khi không còn đủ điều kiện hành nghề kiểm toán theo quy định của pháp luật về kiểm toán độc lập thì kiểm toán viên hành nghề không được hành nghề dịch vụ kế toán.
- Doanh nghiệp kiểm toán và kiểm toán viên hành nghề chịu sự kiểm soát của Bộ Tài chính về chất lượng dịch vụ kế toán đã thực hiện.
Việc kinh doanh dịch vụ kế toán của doanh nghiệp kiểm toán và kiểm toán viên hành nghề được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Tỷ lệ vốn góp của thành viên là tổ chức của công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ kế toán hai thành viên trở lên là bao nhiêu?
Căn cứ tại Điều 26 Nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định tỷ lệ vốn góp của thành viên là tổ chức của công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ kế toán hai thành viên trở lên như sau:
- Thành viên là tổ chức được góp tối đa 35% vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ kế toán hai thành viên trở lên.
- Trường hợp có nhiều tổ chức góp vốn thì tổng tỷ lệ vốn góp của các tổ chức tối đa bằng 35% vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ kế toán hai thành viên trở lên.
Tỷ lệ vốn góp của kế toán viên hành nghề tại công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ kế toán hai thành viên trở lên là bao nhiêu?
Căn cứ tại Điều 27 Nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định tỷ lệ vốn góp của kế toán viên hành nghề tại công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ kế toán hai thành viên trở lên như sau:
Tỷ lệ vốn góp của kế toán viên hành nghề tại công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ kế toán phải có ít nhất 02 thành viên góp vốn là kế toán viên đăng ký hành nghề tại công ty. Vốn góp của các kế toán viên hành nghề phải chiếm trên 50% vốn điều lệ của công ty.
2. Kế toán viên hành nghề không được đồng thời đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán tại hai đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán trở lên trong cùng một thời gian.
Như vậy theo quy định trên vốn góp của các kế toán viên hành nghề phải chiếm trên 50% vốn điều lệ của công ty.
Đối tượng nào được cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới cho các doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 29 Nghị định 174/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật kế toán quy định đối tượng sau đây được cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới cho các doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam:
Đối tượng được cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới cho các doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam
1. Đối tượng được cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới cho các doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam là các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài có quốc tịch tại quốc gia thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới hoặc của quốc gia, vùng lãnh thổ mà có điều ước quốc tế với Việt Nam về việc được cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới tại Việt Nam.
2. Việc thực hiện công việc kế toán tập trung theo chính sách chung trong Tập đoàn của doanh nghiệp nước ngoài cho công ty mẹ và các công ty con khác trong cùng tập đoàn hoạt động tại Việt Nam không được coi là hoạt động cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới. Trong trường hợp này, đơn vị kế toán tại Việt Nam không được coi là thuê dịch vụ làm kế toán, dịch vụ làm kế toán trưởng, phụ trách kế toán theo quy định tại Nghị định này và kế toán trưởng, người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán tại Việt Nam phải chịu trách nhiệm toàn bộ về số liệu và thông tin tài chính kế toán của đơn vị tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Như vậy theo quy định trên đối tượng được cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới cho các doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam là các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài có quốc tịch tại quốc gia thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới hoặc của quốc gia, vùng lãnh thổ mà có điều ước quốc tế với Việt Nam về việc được cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới tại Việt Nam.
Phạm Thị Kim Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kinh doanh dịch vụ kế toán có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sau khi nộp tiền thuế, người nộp thuế có được nhận chứng từ thu tiền thuế? Trách nhiệm nộp tiền thuế của người nộp thuế?
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?