Viên chức chuyên ngành quản học viên hạng 4 phải đáp ứng tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ như thế nào?
- Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức chuyên ngành quản học viên hạng 4 là gì?
- Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với viên chức chuyên ngành quản học viên trung cấp là gì?
- Nhiệm vụ của viên chức chuyên ngành quản học viên trung cấp là gì?
- Quản học viên hạng 4 muốn xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp lên quản học viên thì phải đáp ứng những điều kiện nào?
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức chuyên ngành quản học viên hạng 4 là gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 17 Thông tư 29/2022/TT-BLĐTBXH có quy định như sau:
Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với viên chức chuyên ngành quản học viên trung cấp - Mã số: V.09.05.03
...
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên với chuyên ngành luật, kinh tế, tâm lý xã hội, khoa học xã hội, nhân văn, sư phạm;
b) Có chứng chỉ hoặc chứng nhận đào tạo bồi dưỡng kiến thức cơ bản về tư vấn, điều trị, cai nghiện ma túy do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp theo khung chương trình do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
Theo đó, tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức chuyên ngành quản học viên trung cấp (quản học viên hạng 4) gồm:
- Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên với chuyên ngành luật, kinh tế, tâm lý xã hội, khoa học xã hội, nhân văn, sư phạm;
- Có chứng chỉ hoặc chứng nhận đào tạo bồi dưỡng kiến thức cơ bản về tư vấn, điều trị, cai nghiện ma túy do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp theo khung chương trình do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
Viên chức chuyên ngành quản học viên hạng 4 phải đáp ứng tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ như thế nào? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với viên chức chuyên ngành quản học viên trung cấp là gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 17 Thông tư 29/2022/TT-BLĐTBXH có quy định như sau:
Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với viên chức chuyên ngành quản học viên trung cấp - Mã số: V.09.05.03
...
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Có khả năng độc lập, thực hiện thành thạo các phương pháp, nghiệp vụ quản học viên cai nghiện ma túy;
b) Có khả năng làm việc theo nhóm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ về công tác quản học viên;
c) Có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ, phổ biến kinh nghiệm trong lĩnh vực quản học viên;
d) Có kỹ năng phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao về công tác quản học viên.
Theo đó, tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với viên chức chuyên ngành quản học viên trung cấp (quản học viên hạng 4) gồm:
- Có khả năng độc lập, thực hiện thành thạo các phương pháp, nghiệp vụ quản học viên cai nghiện ma túy;
- Có khả năng làm việc theo nhóm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ về công tác quản học viên;
- Có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ, phổ biến kinh nghiệm trong lĩnh vực quản học viên;
- Có kỹ năng phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao về công tác quản học viên.
Nhiệm vụ của viên chức chuyên ngành quản học viên trung cấp là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 17 Thông tư 29/2022/TT-BLĐTBXH có quy định viên chức chuyên ngành quản học viên trung cấp (quản học viên hạng 4) có những nhiệm vụ như sau:
- Thực hiện một số nghiệp vụ có yêu cầu đơn giản về công tác tổ chức quản lý người cai nghiện ma túy theo quy định;
- Tham gia xây dựng nội quy, quy chế quản lý người cai nghiện tại cơ sở cai nghiện ma túy theo quy định;
- Hướng dẫn triển khai thực hiện nội quy, quy chế của cơ sở cai nghiện ma túy;
- Tham gia xây dựng các chương trình hoạt động ngoại khóa và chính khóa về nội dung, thời gian sinh hoạt, học tập, các hoạt động văn hóa thể thao, vui chơi giải trí, lao động, lao động trị liệu cho người cai nghiện ma túy;
- Trực tiếp thực hiện lịch sinh hoạt, học tập, lao động, lao động trị liệu và các hoạt động khác theo nội quy, quy chế của cơ sở cai nghiện ma túy.
Quản học viên hạng 4 muốn xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp lên quản học viên thì phải đáp ứng những điều kiện nào?
Căn cứ Điều 20 Thông tư 29/2022/TT-BLĐTBXH có quy định như sau:
Điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ quản học viên trung cấp lên quản học viên
1. Việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ quản học viên trung cấp lên quản học viên thực hiện thông qua hình thức xét thăng hạng.
2. Điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp:
a) Đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều 32 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
b) Đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp quản học viên quy định tại Điều 16 Thông tư này;
c) Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp quản học viên trung cấp và tương đương từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc). Trường hợp có thời gian giữ ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức tương đương với chức danh nghề nghiệp quản học viên trung cấp thì thời gian hiện giữ chức danh nghề nghiệp quản học viên trung cấp tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng.
Theo đó, quản học viên hạng 4 muốn xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp lên quản học viên thì phải đáp ứng những điều kiện sau:
- Đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều 32 Nghị định 115/2020/NĐ-CP
- Đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp quản học viên quy định tại Điều 16 Thông tư 29/2022/TT-BLĐTBXH
- Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp quản học viên trung cấp và tương đương từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc).
Trường hợp có thời gian giữ ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức tương đương với chức danh nghề nghiệp quản học viên trung cấp thì thời gian hiện giữ chức danh nghề nghiệp quản học viên trung cấp tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng.
Trần Thị Nguyệt Mai
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Viên chức chuyên ngành quản học viên có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người bị bạo lực gia đình có được quyền lựa chọn chỗ ở khi áp dụng quyết định cấm tiếp xúc không?
- Quy hoạch chi tiết dự án cải tạo nhà chung cư phải có chỉ tiêu nào? Có thể lập quy hoạch đồng thời với đánh giá chất lượng nhà chung cư không?
- Viên chức Bộ Tư pháp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ trong bao nhiêu năm thì bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc?
- Mẫu phiếu đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính của các đơn vị tại Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước? Cách chấm điểm tiêu chí đánh giá?
- Đối tượng được hỗ trợ bằng tiền không quá 05 lần giá đất nông nghiệp khi bị thu hồi đất theo Luật Đất đai mới?