Viên chức được bổ nhiệm chức danh y tế công cộng hạng 3 phải tốt nghiệp đại học nhóm ngành nào?
- Viên chức được bổ nhiệm chức danh y tế công cộng (hạng 3) phải tốt nghiệp đại học nhóm ngành nào?
- Viên chức được bổ nhiệm chức danh y tế công cộng (hạng 3) cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ?
- Viên chức được bổ nhiệm chức danh y tế công cộng (hạng 3) có nhiệm vụ như thế nào?
Viên chức được bổ nhiệm chức danh y tế công cộng (hạng 3) phải tốt nghiệp đại học nhóm ngành nào?
Theo khoản 2 Điều 6 Thông tư liên tịch 11/2015/TTLT-BYT-BNV (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 2 Thông tư 03/2022/TT-BYT) quy định như sau:
Y tế công cộng (hạng III) - Mã số: V.08.04.10
...
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Tốt nghiệp đại học nhóm ngành Y tế công cộng; đại học nhóm ngành Quản lý y tế; bác sĩ nhóm ngành Y học (trừ ngành Y học cổ truyền) và tốt nghiệp sau đại học nhóm ngành Y tế công cộng hoặc tốt nghiệp sau đại học nhóm ngành Quản lý y tế.
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp y tế công cộng (dùng cho các hạng chức danh y tế công cộng).
...
Theo quy định viên chức được bổ nhiệm chức danh y tế công cộng (hạng 3) phải tốt nghiệp đại học nhóm ngành Y tế công cộng hoặc đại học nhóm ngành Quản lý y tế.
Ngoài ra, viên chức được bổ nhiệm chức danh y tế công cộng cần có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp y tế công cộng (dùng cho các hạng chức danh y tế công cộng).
Viên chức được bổ nhiệm chức danh y tế công cộng (hạng 3) cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ?
Theo khoản 3 Điều 6 Thông tư liên tịch 11/2015/TTLT-BYT-BNV (được bổ sung bởi khoản 6 Điều 2 Thông tư 03/2022/TT-BYT) quy định như sau:
Y tế công cộng (hạng III) - Mã số: V.08.04.10
...
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Hiểu biết quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân và phương hướng phát triển của chuyên ngành y tế công cộng ở Việt Nam;
b) Có kỹ năng xác định các yếu tố môi trường, xã hội ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng;
c) Xác định được các vấn đề sức khỏe ưu tiên của cộng đồng và đề xuất về chiến lược và biện pháp giải quyết thích hợp;
d) Có kỹ năng lập kế hoạch, đề xuất những giải pháp và tổ chức các hoạt động bảo vệ chăm sóc sức khỏe cộng đồng;
đ) Có kỹ năng giám sát, phát hiện sớm dịch, bệnh, tổ chức phòng, chống dịch và theo dõi, đánh giá việc thực hiện các chương trình sức khỏe tại cộng đồng.
e) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Theo đó, viên chức được bổ nhiệm chức danh y tế công cộng (hạng 3) cần đáp ứng những tiêu chuẩn nêu trên về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
Viên chức được bổ nhiệm chức danh y tế công cộng (hạng 3) phải tốt nghiệp đại học nhóm ngành nào? (Hình từ Internet)
Viên chức được bổ nhiệm chức danh y tế công cộng (hạng 3) có nhiệm vụ như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch 11/2015/TTLT-BYT-BNV quy định viên chức được bổ nhiệm chức danh y tế công cộng (hạng 3) có nhiệm vụ như sau:
Y tế công cộng (hạng III) - Mã số: V.08.04.10
1. Nhiệm vụ:
a) Theo dõi, phân tích và chẩn đoán sức khỏe cộng đồng:
Tham gia xây dựng và triển khai các nghiên cứu khoa học để xác định nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ tác động đến sức khỏe cộng đồng;
Tham gia xác định những vấn đề sức khỏe ưu tiên của cộng đồng để giải quyết;
Tham gia xây dựng hệ thống giám sát về tình trạng sức khỏe cộng đồng và đánh giá hệ thống giám sát;
b) Lập kế hoạch xử lý các vấn đề sức khỏe ưu tiên:
Tham gia lập kế hoạch xử lý các vấn đề sức khỏe ưu tiên dựa trên cơ sở những nguồn lực sẵn có và sự tham gia của cộng đồng, đề xuất những giải pháp thích hợp nhằm giải quyết có hiệu quả nhất các vấn đề sức khỏe ưu tiên của cộng đồng;
Tham gia xây dựng kế hoạch giám sát hỗ trợ, theo dõi và đánh giá trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch xử lý các vấn đề sức khỏe cộng đồng;
Đưa ra các đề xuất làm căn cứ cho việc hoạch định chính sách liên quan đến lĩnh vực y tế công cộng.
c) Thực hiện kế hoạch và đánh giá hiệu quả:
Tham gia điều phối và thực hiện kế hoạch đã đề ra, bao gồm cả việc huy động các nguồn lực của cộng đồng, thực hiện thông tin, giáo dục, truyền thông về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe, hướng dẫn các biện pháp thích hợp để quản lý nguy cơ và sức khỏe cho các đối tượng trong cộng đồng, tham gia công tác chỉ đạo tuyến trước và chăm sóc sức khỏe ban đầu khi có yêu cầu;
Tham gia giám sát, đánh giá tiến độ, hiệu quả việc thực hiện kế hoạch đề ra và bổ sung, sửa đổi kế hoạch khi cần thiết;
Thực hiện việc thống kê, báo cáo tiến trình thực hiện kế hoạch và những vấn đề nảy sinh;
Tham gia đề xuất biện pháp để duy trì và mở rộng các kế hoạch chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
d) Tham gia nghiên cứu đề tài khoa học;
đ) Hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật chuyên ngành y tế công cộng cho viên chức y tế công cộng, học sinh và sinh viên;
e) Quản lý các nguồn lực thuộc phạm vi được phân công phụ trách.
...
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Y tế công cộng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?