Visa du lịch cấp cho người nước ngoài thì người này có thể làm việc tại Việt Nam không? Nếu không được thì có thể xin chuyển sang Visa lao động không?
Visa du lịch cấp cho người nước ngoài thì người này có thể làm việc tại Việt Nam không?
Visa du lịch được cấp cho người nước ngoài vào Việt Nam được nhằm mục đích được quy định tại khoản 17 Điều 8 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quả cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 như sau:
Ký hiệu thị thực
...
17. DL - Cấp cho người vào du lịch.
...
Như vậy, với loại Visa ký hiệu DL được cấp cho người nước ngoài vào Việt Nam nhằm mục đích du lịch.
Và được cấp Visa du lịch thì người nước ngoài sẽ không được phép làm việc tại Việt Nam vì không phù hợp với mục đích nhập cảnh vào Việt Nam.
Đổi Visa du lịch sang Visa lao động (Hình từ Internet)
Visa du lịch cấp cho người nước ngoài thì có thể xin chuyển sang Visa lao động không?
Visa du lịch cấp cho người nước ngoài thì có thể xin chuyển sang Visa lao động không, thì căn cứ theo khoản 4 Điều 7 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quả cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quả cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2023 như sau:
Hình thức và giá trị sử dụng của thị thực
1. Thị thực được cấp vào hộ chiếu, cấp rời hoặc cấp qua giao dịch điện tử. Thị thực cấp qua giao dịch điện tử là thị thực điện tử.
2. Thị thực được cấp riêng cho từng người, trừ các trường hợp sau đây:
a) Cấp thị thực theo cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ đối với trẻ em dưới 14 tuổi chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ;
b) Cấp thị thực theo danh sách xét duyệt nhân sự của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh đối với người nước ngoài tham quan, du lịch bằng đường biển hoặc quá cảnh đường biển có nhu cầu vào nội địa tham quan, du lịch theo chương trình do doanh nghiệp lữ hành quốc tế tại Việt Nam tổ chức; thành viên tàu quân sự nước ngoài đi theo chương trình hoạt động chính thức của chuyến thăm ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tàu, thuyền neo đậu.
3. Thị thực có giá trị một lần hoặc nhiều lần; thị thực cấp cho trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này có giá trị một lần.
4. Thị thực không được chuyển đổi mục đích, trừ các trường hợp sau đây:
a) Có giấy tờ chứng minh là nhà đầu tư hoặc người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Có giấy tờ chứng minh quan hệ là cha, mẹ, vợ, chồng, con với cá nhân mời, bảo lãnh;
c) Được cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh vào làm việc và có giấy phép lao động hoặc xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật về lao động;
d) Nhập cảnh bằng thị thực điện tử và có giấy phép lao động hoặc xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
...
Có thể thấy nếu bạn của anh không thuộc trường hợp tại khoản 4 nêu trên thì sẽ không được chấp thuận chuyển đổi mục đích thị thực (hay nói cách khác là cấp đổi loại Visa).
Trong trường hợp thuộc khoản 4 nêu trên thì được chuyển đổi mục đích thị thực tức là sẽ được cấp thị thực mới có ký hiệu, thời hạn phù hợp với mục đích được chuyển đổi.
Visa lao động được cấp mới theo trình tự, thủ tục như thế nào?
Visa lao động được cấp mới theo trình tự thủ tục được quy định tại Điều 19 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quả cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 như sau:
Cấp thị thực tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao
1. Người nước ngoài đang tạm trú tại Việt Nam có nhu cầu cấp thị thực mới phải đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh để làm thủ tục tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh quy định tại khoản 1 Điều này trực tiếp gửi văn bản đề nghị cấp thị thực kèm theo hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế của người nước ngoài tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao xem xét cấp thị thực.
Như vậy, Visa lao động được cấp mới theo trình tự, thủ tục sau:
- Người nước ngoài đang tạm trú tại Việt Nam có nhu cầu cấp thị thực mới phải đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh để làm thủ tục tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh quy định tại khoản 1 Điều này trực tiếp gửi văn bản đề nghị cấp thị thực kèm theo hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế của người nước ngoài tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao xem xét cấp thị thực.
Nguyễn Nhật Vy
- Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quả cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014
- Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2023
- Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quả cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019
- Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quả cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014
- Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quả cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Visa lao động có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 03 lưu ý quan trọng khi đánh giá xếp loại đảng viên cuối năm? Điều kiện cơ bản để được đánh giá xếp loại?
- Hóa đơn bán hàng là gì? Trường hợp nào được cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh là hóa đơn bán hàng?
- Giáo dục mầm non là gì? Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm yêu cầu gì theo quy định pháp luật?
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?