Vốn điều lệ của Quỹ hợp tác xã địa phương hoạt động theo mô hình hợp tác xã thì cần tối thiểu là bao nhiêu?
- Ngoài vốn của chủ sở hữu thì nguồn vốn hoạt động của Quỹ hợp tác xã được hình thành từ những nguồn nào?
- Vốn điều lệ của Quỹ hợp tác xã địa phương hoạt động theo mô hình hợp tác xã thì cần tối thiểu là bao nhiêu?
- Vốn nhàn rỗi của Quỹ hợp tác xã địa phương có được gửi tại các ngân hàng thương mại hay không?
Ngoài vốn của chủ sở hữu thì nguồn vốn hoạt động của Quỹ hợp tác xã được hình thành từ những nguồn nào?
Trong nguồn vốn của chủ sở hữu của Quỹ hợp tác xã thì ngoài vốn điều lệ ra thì còn những nguồn được quy định tại Điều 36 Nghị định 45/2021/NĐ-CP như sau:
Nguồn vốn hoạt động của Quỹ hợp tác xã
Nguồn vốn hoạt động của Quỹ hợp tác xã được hình thành từ các nguồn sau:
1. Vốn chủ sở hữu:
a) Vốn điều lệ;
b) Các Quỹ: Quỹ đầu tư phát triển, Quỹ dự phòng tài chính;
c) Vốn hình thành từ các khoản tài trợ, viện trợ, đóng góp không phải hoàn trả của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
d) Các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản;
đ) Chênh lệch thu chi chưa phân phối, lỗ lũy kế chưa xử lý;
e) Vốn khác thuộc sở hữu của Quỹ hợp tác xã.
2. Vốn huy động từ các tổ chức, cá nhân trong nước theo quy định tại Điều 32 Nghị định này.
3. Các khoản hỗ trợ có hoàn lại của Nhà nước (nếu có) cho Quỹ hợp tác xã hoạt động theo mô hình hợp tác xã thực hiện theo quy định tại Luật Hợp tác xã.
4. Các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì trong nguồn vốn của chủ sở hữu của Quỹ hợp tác xã thì ngoài vốn điều lệ ra thì còn những nguồn như sau:
- Các Quỹ: Quỹ đầu tư phát triển, Quỹ dự phòng tài chính;
- Vốn hình thành từ các khoản tài trợ, viện trợ, đóng góp không phải hoàn trả của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
- Các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản;
- Chênh lệch thu chi chưa phân phối, lỗ lũy kế chưa xử lý;
- Vốn khác thuộc sở hữu của Quỹ hợp tác xã.
Vốn điều lệ của Quỹ hợp tác xã địa phương hoạt động theo mô hình hợp tác xã thì cần tối thiểu là bao nhiêu? (Hình từ internet)
Vốn điều lệ của Quỹ hợp tác xã địa phương hoạt động theo mô hình hợp tác xã thì cần tối thiểu là bao nhiêu?
Vốn điều lệ của Quỹ hợp tác xã địa phương hoạt động theo mô hình hợp tác xã thì cần tối thiểu được quy định tại Điều 37 Nghị định 45/2021/NĐ-CP như sau:
Vốn điều lệ của Quỹ hợp tác xã
1. Đối với Quỹ hợp tác xã hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, vốn điều lệ của Quỹ do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn vốn hợp pháp khác, cụ thể như sau:
a) Vốn điều lệ của Quỹ hợp tác xã trung ương là 1.000 (một nghìn) tỷ đồng được bố trí từ nguồn chi đầu tư phát triển của ngân sách trung ương. Việc thay đổi mức vốn điều lệ của Quỹ hợp tác xã trung ương do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam sau khi có ý kiến thống nhất với Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
b) Vốn điều lệ của Quỹ hợp tác xã địa phương tối thiểu là 20 (hai mươi) tỷ đồng được bố trí từ nguồn chi đầu tư phát triển của ngân sách địa phương. Việc thay đổi mức vốn điều lệ của Quỹ hợp tác xã địa phương do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sau khi được Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua trên cơ sở đề nghị của Liên minh hợp tác xã cấp tỉnh sau khi có ý kiến thống nhất với Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu tư.
2. Đối với Quỹ hợp tác xã địa phương hoạt động theo mô hình hợp tác xã:
a) Vốn điều lệ của Quỹ hợp tác xã tối thiểu là 20 tỷ đồng do các thành viên góp;
b) Việc thay đổi mức vốn điều lệ của Quỹ hợp tác xã do Đại hội thành viên của Quỹ hợp tác xã quyết định.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì vốn điều lệ của quỹ hợp tác xã địa phương hoạt động theo mô hình hợp tác xã thì cần tối thiểu là 20 tỷ đồng và do các thanh viên góp.
Vốn nhàn rỗi của Quỹ hợp tác xã địa phương có được gửi tại các ngân hàng thương mại hay không?
Vốn nhàn rỗi của Quỹ hợp tác xã địa phương có được gửi tại các ngân hàng thương mại được quy định tại Điều 38 Nghị định 45/2021/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Quỹ hợp tác xã
1. Việc quản lý, sử dụng vốn của Quỹ hợp tác xã phải đảm bảo an toàn, đúng mục đích và có hiệu quả để thực hiện các nhiệm vụ của Quỹ hợp tác xã theo quy định tại Nghị định này.
2. Đối với quản lý và sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi:
a) Quỹ hợp tác xã được gửi tại các ngân hàng thương mại thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam theo nguyên tắc đảm bảo an toàn và phát triển vốn;
b) Vốn nhàn rỗi của Quỹ hợp tác xã địa phương có thể gửi tại Quỹ hợp tác xã trung ương và ngược lại theo thỏa thuận giữa các bên;
c) Quỹ hợp tác xã xây dựng quy chế nội bộ về quản lý và sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi, trong đó tối thiểu phải có các nội dung sau: Tiêu chí lựa chọn ngân hàng thương mại để gửi tiền đảm bảo nguyên tắc an toàn và phát triển vốn; thẩm quyền quyết định lựa chọn ngân hàng.
...
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì Quỹ hợp tác xã địa phương được gửi tại các ngân hàng thương mại được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam dựa trên nguyên tắc bảo đảm an toàn và phát triển vốn.
Trần Xuân Hùng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quỹ hợp tác xã có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 03 lưu ý quan trọng khi đánh giá xếp loại đảng viên cuối năm? Điều kiện cơ bản để được đánh giá xếp loại?
- Hóa đơn bán hàng là gì? Trường hợp nào được cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh là hóa đơn bán hàng?
- Giáo dục mầm non là gì? Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm yêu cầu gì theo quy định pháp luật?
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?