Vụ Pháp chế Bộ Giáo dục và Đào tạo có quyền hạn và nhiệm vụ gì trong công tác xây dựng pháp luật trong lĩnh vực giáo dục?
- Vụ Pháp chế Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện những chức năng gì?
- Vụ Pháp chế Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực giáo dục đúng không?
- Vụ Pháp chế Bộ Giáo dục và Đào tạo có quyền hạn và nhiệm vụ gì trong công tác xây dựng pháp luật trong lĩnh vực giáo dục?
Vụ Pháp chế Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện những chức năng gì?
Theo Điều 33 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 4668/QĐ-BGDĐT năm 2022 như sau:
Vị trí và chức năng
Vụ Pháp chế là đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước bằng pháp luật trong ngành Giáo dục và tổ chức thực hiện công tác pháp chế theo quy định.
Theo đó, Vụ Pháp chế Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước bằng pháp luật trong ngành Giáo dục và tổ chức thực hiện công tác pháp chế theo quy định.
Vụ Pháp chế Bộ Giáo dục và Đào tạo (Hình từ Internet)
Vụ Pháp chế Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực giáo dục đúng không?
Theo điểm a khoản 3 Điều 34 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 4668/QĐ-BGDĐT năm 2022 như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
3. Về công tác kiểm tra, xử lý, rà soát hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật
a) Giúp Bộ trưởng thực hiện tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do Bộ ban hành và liên tịch ban hành. Kiểm tra theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật có nội dung liên quan đến lĩnh vực giáo dục; trình Thủ tướng Chính phủ, kiến nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ hoặc cơ quan liên quan khác xử lý theo thẩm quyền đối với các văn bản trái pháp luật về giáo dục;
...
Theo đó, Vụ Pháp chế Bộ Giáo dục và Đào tạo giúp Bộ trưởng thực hiện tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do Bộ ban hành và liên tịch ban hành.
Ngoài ra, Vụ Pháp chế còn thực hiện kiểm tra theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật có nội dung liên quan đến lĩnh vực giáo dục; trình Thủ tướng Chính phủ, kiến nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ hoặc cơ quan liên quan khác xử lý theo thẩm quyền đối với các văn bản trái pháp luật về giáo dục.
Vụ Pháp chế Bộ Giáo dục và Đào tạo có quyền hạn và nhiệm vụ gì trong công tác xây dựng pháp luật trong lĩnh vực giáo dục?
Theo khoản 1 Điều Điều 34 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 4668/QĐ-BGDĐT năm 2022 như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Về công tác xây dựng pháp luật trong lĩnh vực giáo dục
a) Đề xuất xây dựng chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo; đề xuất ban hành chương trình xây dựng pháp luật hàng năm và dài hạn của Bộ Giáo dục và Đào tạo; tổ chức thực hiện chương trình xây dựng pháp luật; theo dõi, đôn đốc việc soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật của các đơn vị;
b) Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền Bộ trưởng;
c) Tham gia ý kiến về mặt pháp lý đối với hồ sơ dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do Bộ chủ trì soạn thảo;
d) Chủ trì chuẩn bị ý kiến đối với nội dung phiếu ý kiến thành viên Chính phủ;
đ) Phối hợp với các đơn vị có liên quan góp ý đối với các điều ước, thỏa thuận quốc tế thuộc thẩm quyền ký kết của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Bộ Giáo dục và Đào tạo trình Chính phủ ký kết;
e) Chủ trì góp ý dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan, đơn vị ngoài Bộ gửi lấy ý kiến mà nội dung dự thảo văn bản liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của nhiều đơn vị mà không phân định được đơn vị chủ trì hoặc dự thảo văn bản có tính chất tổng hợp.
...
Theo đó, trong công tác xây dựng pháp luật trong lĩnh vực giáo dục, Vụ Pháp chế Bộ Giáo dục và Đào tạo có quyền hạn và nhiệm vụ như sau:
- Đề xuất xây dựng chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo; đề xuất ban hành chương trình xây dựng pháp luật hàng năm và dài hạn của Bộ Giáo dục và Đào tạo; tổ chức thực hiện chương trình xây dựng pháp luật; theo dõi, đôn đốc việc soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật của các đơn vị;
- Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền Bộ trưởng;
- Tham gia ý kiến về mặt pháp lý đối với hồ sơ dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do Bộ chủ trì soạn thảo;
- Chủ trì chuẩn bị ý kiến đối với nội dung phiếu ý kiến thành viên Chính phủ;
- Phối hợp với các đơn vị có liên quan góp ý đối với các điều ước, thỏa thuận quốc tế thuộc thẩm quyền ký kết của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Bộ Giáo dục và Đào tạo trình Chính phủ ký kết;
- Chủ trì góp ý dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan, đơn vị ngoài Bộ gửi lấy ý kiến mà nội dung dự thảo văn bản liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của nhiều đơn vị mà không phân định được đơn vị chủ trì hoặc dự thảo văn bản có tính chất tổng hợp.
Nguyễn Quốc Bảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Vụ Pháp chế có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?
- Trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 2030 theo Công văn 9743 như thế nào?
- Khẩu hiệu chào mừng ngày 20 11 ngắn gọn? Khẩu hiệu chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 ý nghĩa?