Vụ Pháp chế thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam do ai quản lý và chỉ đạo theo quy định mới nhất hiện nay?
Vụ Pháp chế thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam do ai quản lý và chỉ đạo?
Căn cứ Điều 1 Quyết định 1689/QĐ-BHXH năm 2024 quy định về vị trí và chức năng của Vụ Pháp chế thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam như sau:
Vị trí và chức năng
Vụ Pháp chế là đơn vị chuyên môn giúp việc Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam (sau đây gọi là Tổng Giám đốc), có chức năng giúp Tổng Giám đốc quản lý, điều hành mọi hoạt động của Ngành bằng pháp luật; tổ chức chỉ đạo và thực hiện công tác pháp chế thuộc phạm vi quản lý của Bảo hiểm xã hội Việt Nam; xây dựng kế hoạch và báo cáo kết quả cải cách hành chính của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Vụ Pháp chế chịu sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của Tổng Giám đốc.
Như vậy, theo quy định, Vụ Pháp chế thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam chịu sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của Tổng Giám đốc.
Vụ Pháp chế thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam do ai quản lý và chỉ đạo theo quy định mới nhất hiện nay? (Hình từ Internet)
Vụ Pháp chế thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác thẩm định văn bản?
Căn cứ khoản 2 Điều 2 Quyết định 1689/QĐ-BHXH năm 2024 có quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Vụ Pháp chế thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong công tác thẩm định văn bản như sau:
Thẩm định các văn bản do các đơn vị trực thuộc soạn thảo trước khi trình Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc ký ban hành, bao gồm:
- Các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ, các quy định, quy trình, quy chế, chương trình, kế hoạch có phạm vi áp dụng toàn Ngành.
- Các đề án, dự án; các văn bản xin ý kiến về chuyên môn, nghiệp vụ gửi Chính phủ, các Bộ, ngành; văn bản trao đổi, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Các văn bản cá biệt sau:
+ Văn bản liên quan đến xử lý vi phạm, xử lý kỷ luật, giải quyết tranh chấp;
+ Văn bản giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo kéo dài, phức tạp;
+ Văn bản liên quan đến vụ việc đã có bản án của Tòa án;
+ Các văn bản liên quan đến thời hạn, thời hiệu, hiệu lực của văn bản;
+ Văn bản liên quan đến vấn đề áp dụng pháp luật.
- Các văn bản khác theo yêu cầu của Lãnh đạo Ngành.
Lưu ý:
(1) Về công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Vụ Pháp chế thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Phối hợp với tổ chức pháp chế Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Tài chính kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
(2) Về công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành, Vụ Pháp chế thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Hằng năm, chủ trì xây dựng kế hoạch rà soát, hệ thống hóa văn bản do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành và phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt; hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch; trình Tổng Giám đốc kết quả rà soát văn bản và phương án xử lý những văn bản chồng chéo, không phù hợp và kiến nghị việc ban hành văn bản đối với những lĩnh vực chưa có văn bản điều chỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị tập hợp, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
(3) Về công tác phổ biến giáo dục pháp luật
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu, giúp Tổng Giám đốc
+ Ban hành kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật hằng năm theo quy định và tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt.
+ Tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; hướng dẫn, kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Bảo hiểm xã hội tỉnh)
+ Thực hiện chế độ báo cáo kết quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật gửi Bộ Tư pháp theo quy định.
- Phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Ngoài ra, Vụ Pháp chế thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam còn có các nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định tại Điều 2 Quyết định 1689/QĐ-BHXH năm 2024.
Vụ Pháp chế thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam được tổ chức ra sao?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Quyết định 1689/QĐ-BHXH năm 2024, Vụ Pháp chế thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam được tổ chức như sau:
Vụ Pháp chế có Vụ trưởng, không quá 02 (hai) Phó Vụ trưởng và các viên chức. Vụ trưởng và các Phó Vụ trưởng do Tổng Giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật và của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Biên chế của Vụ Pháp chế do Tổng Giám đốc giao.
Phan Thị Như Ý
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Vụ Pháp chế có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 18 tháng 11 là ngày gì? Ngày 18 tháng 11 là thứ mấy? Ngày 18 tháng 11 có phải ngày nghỉ lễ, tết của người lao động không?
- Mẫu Công văn đề xuất xếp loại chất lượng chi bộ, tập thể lãnh đạo và đảng viên mới nhất là mẫu nào?
- Chi cục thuế Hà Nội ở đâu? Tổng hợp danh sách số điện thoại, các phòng và các chi cục thuế trên địa bàn Hà Nội chuẩn, chính xác?
- Hạn chót nộp bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2A, 2B là khi nào? Nội dung cần làm rõ trong bản kiểm điểm?
- Đảng viên nào được miễn kiểm điểm cuối năm nay? Trách nhiệm, quyền hạn của Đảng viên được miễn kiểm điểm cuối năm nay?