Vụ Pháp chế thuộc Bộ Tài chính có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật?
Vụ Pháp chế thuộc Bộ Tài chính thực hiện những chức năng gì?
Theo Điều 1 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp chế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2168/QĐ-BTC năm 2017 như sau:
Vị trí và chức năng
Vụ Pháp chế là đơn vị thuộc Bộ Tài chính, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính và tổ chức thực hiện công tác pháp chế của Bộ theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Vụ Pháp chế thuộc Bộ Tài chính có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính và tổ chức thực hiện công tác pháp chế của Bộ theo quy định của pháp luật.
Vụ Pháp chế thuộc Bộ Tài chính có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật?
Theo khoản 4 Điều 2 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp chế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2168/QĐ-BTC năm 2017 như sau:
Nhiệm vụ
…
4. Về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật:
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch theo dõi, đánh giá thi hành pháp luật, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra công tác theo dõi, đánh giá thi hành pháp luật và kiểm tra văn bản của các đơn vị thuộc Bộ theo quy định của Bộ Tài chính.
b) Thực hiện kiểm tra các văn bản do Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ ký ban hành;
c) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ thực hiện tự kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính ban hành; thực hiện kiểm tra theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành về những nội dung liên quan đến các lĩnh vực quản lý nhà nước do Bộ Tài chính quản lý;
d) Tổng hợp trình Bộ danh mục văn bản pháp luật để tổ chức việc theo dõi, đánh giá thi hành; kiểm tra thực hiện và tổ chức thực hiện danh mục được phê duyệt; chủ trì, phối hợp với các đơn vị thực hiện tổng kết thực tiễn thi hành các văn bản quy phạm pháp luật tài chính;
đ) Tổng hợp báo cáo kết quả theo dõi đánh giá thi hành văn bản quy phạm pháp luật; kết quả kiểm tra thực hiện và kết quả kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật.
…
Theo đó, trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Vụ Pháp chế thuộc Bộ Tài chính có những nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch theo dõi, đánh giá thi hành pháp luật, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật;
+ Kiểm tra công tác theo dõi, đánh giá thi hành pháp luật và kiểm tra văn bản của các đơn vị thuộc Bộ theo quy định của Bộ Tài chính.
- Thực hiện kiểm tra các văn bản do Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ ký ban hành;
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ thực hiện tự kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính ban hành;
+ Thực hiện kiểm tra theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành về những nội dung liên quan đến các lĩnh vực quản lý nhà nước do Bộ Tài chính quản lý;
- Tổng hợp trình Bộ danh mục văn bản pháp luật để tổ chức việc theo dõi, đánh giá thi hành;
+ Kiểm tra thực hiện và tổ chức thực hiện danh mục được phê duyệt; chủ trì, phối hợp với các đơn vị thực hiện tổng kết thực tiễn thi hành các văn bản quy phạm pháp luật tài chính;
- Tổng hợp báo cáo kết quả theo dõi đánh giá thi hành văn bản quy phạm pháp luật; kết quả kiểm tra thực hiện và kết quả kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật.
Vụ Pháp chế thuộc Bộ Tài chính bao gồm những phòng ban nào?
Theo Điều 3 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp chế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2168/QĐ-BTC năm 2017 như sau:
Cơ cấu tổ chức
Vụ Pháp chế có Vụ trưởng và một số Phó Vụ trưởng theo quy định.
Vụ trưởng Vụ Pháp chế chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính về toàn bộ hoạt động của Vụ; quản lý công chức, tài sản được giao theo quy định.
Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng về nhiệm vụ được phân công.
Vụ Pháp chế được tổ chức 05 phòng, gồm:
1. Phòng Tổng hợp;
2. Phòng pháp luật quốc tế về tài chính;
3. Phòng pháp chế thị trường tài chính và dịch vụ tài chính;
4. Phòng pháp chế tài chính ngân sách;
5. Phòng Pháp chế thuế, phí, lệ phí.
Nhiệm vụ cụ thể của các phòng do Vụ trưởng Vụ pháp chế quy định.
Vụ Pháp chế làm việc theo chế độ tổ chức phòng kết hợp với chế độ chuyên viên. Đối với những công việc thực hiện theo chế độ chuyên viên, Vụ trưởng Vụ Pháp chế có trách nhiệm tổ chức công việc, phân công nhiệm vụ cho công chức phù hợp với chức danh tiêu chuẩn, năng lực và chuyên môn được đào tạo để hoàn thành nhiệm vụ.
Biên chế của Vụ Pháp chế do Vụ Pháp chế
Theo đó, Vụ Pháp chế được tổ chức 05 phòng, gồm:
- Phòng Tổng hợp;
- Phòng pháp luật quốc tế về tài chính;
- Phòng pháp chế thị trường tài chính và dịch vụ tài chính;
- Phòng pháp chế tài chính ngân sách;
- Phòng Pháp chế thuế, phí, lệ phí.
Nguyễn Quốc Bảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Vụ Pháp chế có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?
- Trình độ chuẩn với giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh trường đại học? Chế độ bồi dưỡng giờ giảng đối với giảng viên?
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?