Xác định giới hạn hành lang an toàn đối với cầu đường ở ngoài đô thị và trong đô thị như thế nào?
Giới hạn hành lang an toàn đối với cầu đường có phải là giới hạn hành lang an toàn đường bộ không?
Hành lang an toàn đối với cầu đường (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 4 Thông tư 50/2015/TT-BGTVT quy định về hành lang an toàn đường bộ như sau:
Hành lang an toàn đường bộ
1. Hành lang an toàn đường bộ là phần đất dọc hai bên đất của đường bộ (kể cả phần mặt nước dọc hai bên cầu, hầm, bến phà, cầu phao) nhằm bảo đảm an toàn giao thông và bảo vệ công trình đường bộ.
2. Giới hạn hành lang an toàn đường bộ được quy định từ Điều 15 đến Điều 19 của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (sau đây gọi tắt là Nghị định số 11/2010/NĐ-CP) và khoản 2, khoản 3 Điều 1 của Nghị định số 100/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (sau đây gọi tắt là Nghị định số 100/2013/NĐ-CP). Các cơ quan quản lý đường bộ khi xác định bề rộng hành lang an toàn đối với đường phải căn cứ cấp kỹ thuật của đường được quản lý theo quy hoạch, đối với cầu phải căn cứ vào chiều dọc, chiều ngang của cầu.
3. Trường hợp đường bộ đi chung với công trình thủy lợi, hành lang an toàn đường bộ theo quy định của pháp luật về đê điều.
Theo quy định thì hành lang an toàn đường bộ là phần đất dọc hai bên đất của đường bộ (kể cả phần mặt nước dọc hai bên cầu, hầm, bến phà, cầu phao) nhằm bảo đảm an toàn giao thông và bảo vệ công trình đường bộ.
Như vậy hành lang an toàn đường bộ bao gồm cả phần mặt nước dọc hai bên cầu, hầm, bến phà, cầu phao nên giới hạn hành lang an toàn đối với cầu đường là giới hạn hành lang an toàn đường bộ.
Giới hạn hành lang an toàn đối với cầu đường ngoài đô thị được xác định ra sao?
Căn cứ khoản 1 Điều 16 Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về giới hạn hành lang an toàn đối với cầu đường ngoài đô thị như sau:
Giới hạn hành lang an toàn đối với cầu, cống
1. Hành lang an toàn đối với cầu trên đường ngoài đô thị
a) Theo chiều dọc cầu tính từ đuôi mố cầu ra mỗi bên:
- 50 mét đối với cầu có chiều dài từ 60 mét trở lên;
- 30 mét đối với cầu có chiều dài dưới 60 mét.
b) Theo chiều ngang cầu tính từ mép ngoài cùng đất của đường bộ trở ra mỗi phía:
- 150 mét đối với cầu có chiều dài lớn hơn 300 mét;
- 100 mét đối với cầu có chiều dài từ 60 mét đến 300 mét;
- 50 mét đối với cầu có chiều dài từ 20 mét đến dưới 60 mét;
- 20 mét đối với cầu có chiều dài nhỏ hơn 20 mét.
...
Theo quy đinh trên thì giới hạn hành lang an toàn đối với cầu đường ngoài đô thị được xác định theo chiều dọc cầu tính từ đuôi mố cầu ra mỗi bên và theo chiều ngang cầu tính từ mép ngoài cùng đất của đường bộ trở ra mỗi phía
Xác định theo chiều dọc cầu tính từ đuôi mố cầu ra mỗi bên như sau:
- 50 mét đối với cầu có chiều dài từ 60 mét trở lên;
- 30 mét đối với cầu có chiều dài dưới 60 mét.
Xác định theo chiều ngang cầu tính từ mép ngoài cùng đất của đường bộ trở ra mỗi phía:
- 150 mét đối với cầu có chiều dài lớn hơn 300 mét;
- 100 mét đối với cầu có chiều dài từ 60 mét đến 300 mét;
- 50 mét đối với cầu có chiều dài từ 20 mét đến dưới 60 mét;
- 20 mét đối với cầu có chiều dài nhỏ hơn 20 mét.
Xác định giới hạn hành lang an toàn cầu đường trong đô thị như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 16 Nghị định 11/2010/NĐ-CP (sửa đổi khoản 3 Điều 1 Nghị định 100/2013/NĐ-CP) quy định về giới hạn hành lang an toàn đối với cầu đường trong đô thị như sau:
Giới hạn hành lang an toàn đối với cầu, cống
...
2. Hành lang an toàn đối với cầu trên đường trong đô thị
a) Theo chiều dọc cầu được xác định như đối với cầu trên đường ngoài đô thị;
b) Theo chiều ngang cầu, đối với phần cầu chạy trên cạn kể cả phần cầu chạy trên phần đất không ngập nước thường xuyên và các cầu bắc qua sông, kênh, rạch không có hoạt động vận tải đường thủy được tính từ mép ngoài lan can ngoài cùng của cầu ra mỗi bên 07 mét, phần mố cầu lấy như hành lang đường đô thị; đối với phần cầu còn lại, quy định như Điểm b Khoản 1 Điều này;
c) Tại các nút giao thông đô thị, các cầu vượt, hầm chui và cầu dành cho người đi bộ qua đường theo thiết kế được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
...
Như vậy, cầu đường có giới hạn hành lang an toàn, đối với cầu đường trong đô thị xác định giới hạn hành lang an toàn như sau:
- Theo chiều dọc cầu được xác định như đối với cầu trên đường ngoài đô thị;
- Theo chiều ngang cầu, đối với phần cầu chạy trên cạn kể cả phần cầu chạy trên phần đất không ngập nước thường xuyên và các cầu bắc qua sông, kênh, rạch không có hoạt động vận tải đường thủy được tính từ mép ngoài lan can ngoài cùng của cầu ra mỗi bên 07 mét, phần mố cầu lấy như hành lang đường đô thị; đối với phần cầu còn lại xác định theo chiều ngang cầu tính từ mép ngoài cùng đất của đường bộ trở ra mỗi phía như hành lang an toàn đối với cầu trên đường ngoài đô thị.
- Tại các nút giao thông đô thị, các cầu vượt, hầm chui và cầu dành cho người đi bộ qua đường theo thiết kế được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hành lang an toàn đường bộ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trung cấp lý luận chính trị là gì? Đối tượng nào được đào tạo Trung cấp lý luận chính trị theo quy định?
- Quy trình tổ chức sát hạch giấy phép lái xe quân sự từ ngày 1/1/2025 được thực hiện theo Thông tư 68 như thế nào?
- Tổng biên chế của hệ thống chính trị được quyết định theo nhiệm kỳ nào? Nội dung quản lý biên chế?
- Mẫu số 3A lập báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu qua mạng là mẫu nào? Báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu gồm những gì?
- Phương pháp sát hạch giấy phép lái xe quân sự từ 1/1/2025 theo Thông tư 68 mới nhất như thế nào?