Xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa phải đảm bảo điều kiện gì?
Xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa phải đảm bảo điều kiện gì?
Theo Điều 9 Nghị định 112/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định về diện tích, vị trí, mục đích sử dụng của công trình xây dựng phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa đảm bảo tuân thủ các điều kiện sau:
a) Không làm ảnh hưởng đến công trình thủy lợi, công trình đê điều, giao thông nội đồng, diện tích đất trồng lúa liền kề;
b) Công trình chỉ được xây dựng 01 tầng, không được xây dựng tầng hầm;
c) Khu vực đất trồng lúa được phép xây dựng công trình phải tập trung, có diện tích tối thiểu từ 50 ha;
d) Công trình phục vụ theo mục đích được quy định tại khoản 6 Điều 3 Nghị định này.
2. Việc xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan.
3. Diện tích đất xây dựng công trình theo quy định tại Điều này không phải thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất và vẫn được thống kê là đất trồng lúa.
Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định về diện tích, vị trí, mục đích sử dụng của công trình xây dựng phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa đảm bảo tuân thủ các điều kiện sau:
- Không làm ảnh hưởng đến công trình thủy lợi, công trình đê điều, giao thông nội đồng, diện tích đất trồng lúa liền kề;
- Công trình chỉ được xây dựng 01 tầng, không được xây dựng tầng hầm;
- Khu vực đất trồng lúa được phép xây dựng công trình phải tập trung, có diện tích tối thiểu từ 50 ha;
- Công trình phục vụ theo mục đích được quy định tại khoản 6 Điều 3 Nghị định này.
Xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa phải đảm bảo điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào quản lý việc xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa?
Theo Điều 20 Nghị định 112/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Trách nhiệm thi hành
...
4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
a) Thực hiện các nội dung về quản lý, sử dụng đất trồng lúa của địa phương theo quy định của Nghị định này và các văn bản pháp luật khác có liên quan; cân đối, bố trí vốn đầu tư công trung hạn từ ngân sách nhà nước để thực hiện chính sách hỗ trợ tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất chất lượng cao theo quy định tại Nghị định này;
b) Tổ chức công bố công khai và quản lý chặt chẽ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa đã được phê duyệt;
c) Phê duyệt vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao tại địa phương;
d) Tổ chức xây dựng, thực hiện Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa tại địa phương theo quy định tại Nghị định này;
đ) Quản lý và quy định việc xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa;
e) Chỉ đạo cơ quan chuyên môn, Ủy ban nhân dân cấp huyện, thẩm định, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các hoạt động theo thẩm quyền tại Nghị định này;
g) Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan chuyên môn thực hiện đánh giá, công bố: tính chất lý, hóa học; xây dựng bản đồ nông hóa thổ nhưỡng và cải tạo đất trồng lúa;
h) Hằng năm trước ngày 20 tháng 12 gửi báo cáo kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo mẫu tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Nghị định này về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
5. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Như vậy, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm quản lý và quy định việc xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa
Công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp phục vụ cho hoạt động gì?
Theo Điều 3 Nghị định 112/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
5. Năng suất cao là năng suất được tính tại thời điểm phê duyệt vùng quy hoạch trồng lúa năng suất, chất lượng cao, đạt tối thiểu bằng năng suất trung bình của 3 năm liền kề trước đó tại vùng dự kiến quy hoạch trồng lúa năng suất, chất lượng cao theo công bố của cơ quan thống kê địa phương. Trường hợp trong 3 năm liền kề có vụ lúa giảm năng suất do thiên tai, dịch bệnh được cấp có thẩm quyền công bố thì lấy kết quả cùng vụ của năm trước đó.
6. Công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp là công trình phục vụ sơ chế, bảo quản nông sản; kho chứa vật tư nông nghiệp, máy móc, dụng cụ lao động; trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp.
7. Kết cấu hạ tầng phục vụ vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao bao gồm công trình giao thông, thủy lợi.
Như vậy, công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp phục vụ sơ chế, bảo quản nông sản; kho chứa vật tư nông nghiệp, máy móc, dụng cụ lao động; trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp.
Nguyễn Thị Thanh Xuân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Sản xuất nông nghiệp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đề cương báo cáo nội dung về công tác thanh tra định kỳ mới nhất? Có bao nhiêu nguyên tắc hoạt động thanh tra?
- Trong chiến dịch Đông Xuân 1953 1954 Liên quân Việt Lào giải phóng thị xã Thà Khẹt vào thời gian nào?
- Có được trừ ngày nghỉ phép năm vào lịch nghỉ Tết âm lịch của người lao động tại các doanh nghiệp không?
- Cá nhân cải tạo nhà ở có phải kết hợp với việc giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử văn hóa không?
- Chủ hàng hóa xuất nhập khẩu là người khai hải quan đúng không? Gian lận thuế là hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan?