Xe cứu thương được sử dụng cho mục đích gì? Cơ sở khám chữa bệnh có trách nhiệm như thế nào khi sử dụng xe cứu thương?

Tôi có câu hỏi là xe cứu thương được sử dụng cho mục đích gì? Cơ sở khám chữa bệnh có trách nhiệm như thế nào khi sử dụng xe cứu thương? Mong nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh Q.Đ đến từ Đồng Nai.

Xe cứu thương được sử dụng cho mục đích gì?

Xe ô tô cứu thương được sử dụng cho mục đích được quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 27/2017/TT-BYT như sau:

Sử dụng xe ô tô cứu thương
1. Xe ô tô cứu thương chỉ được sử dụng cho các mục đích sau đây:
a) Chở người bệnh cấp cứu hoặc đi đón người bệnh cấp cứu;
b) Chở thầy thuốc, nhân viên y tế, thuốc, trang thiết bị y tế phục vụ cấp cứu thảm họa, cấp cứu tai nạn giao thông và các nhu cầu cấp thiết khác của hoạt động chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh và phòng, chống dịch bệnh.
2. Không được sử dụng xe ô tô cứu thương ngoài mục đích quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Xe ô tô cứu thương chỉ được sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên khi có giấy phép sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên do cơ quan có thẩm quyền cấp còn hiệu lực và khi đang thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ.
4. Xe ô tô cứu thương khi vận chuyển người bệnh ra, vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải tuân thủ các nội quy, hướng dẫn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Như vậy, theo quy định trên thì xe cứu thương chỉ được sử dụng cho các mục đích sau:

- Chở người bệnh cấp cứu hoặc đi đón người bệnh cấp cứu;

- Chở thầy thuốc, nhân viên y tế, thuốc, trang thiết bị y tế phục vụ cấp cứu thảm họa, cấp cứu tai nạn giao thông và các nhu cầu cấp thiết khác của hoạt động chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh và phòng, chống dịch bệnh.

xe cứu thương

Xe cứu thương (Hình từ Internet)

Cơ sở khám chữa bệnh có trách nhiệm như thế nào khi sử dụng xe cứu thương?

Cơ sở khám chữa bệnh có trách nhiệm khi sử dụng xe cứu thương được quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 27/2017/TT-BYT như sau:

Trách nhiệm thi hành
1. Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế - Bộ Y tế có trách nhiệm: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng xe ô tô cứu thương trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên phạm vi toàn quốc.
2. Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng xe ô tô cứu thương thuộc thẩm quyền quản lý;
b) Làm đầu mối theo dõi xe ô tô cứu thương của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (bao gồm cả đơn vị trực thuộc Bộ Y tế và y tế các bộ, ngành) trên địa bàn;
c) Chia sẻ số liệu theo dõi hằng năm về xe ô tô cứu thương với lực lượng Cảnh sát giao thông trên địa bàn.
3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm:
a) Quản lý hoạt động của xe ô tô cứu thương tại cơ sở;
b) Phải phân công, bố trí xe ô tô cứu thương thực hiện nhiệm vụ đúng mục đích và bảo đảm kịp thời khi có yêu cầu sử dụng;
c) Hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi và không được có hành vi hoặc quy định ngăn cản xe ô tô cứu thương của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác khi thực hiện hoạt động vận chuyển người bệnh tại cơ sở của mình, kể cả trong trường hợp người bệnh hoặc gia đình người bệnh không sử dụng xe ô tô cứu thương của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của mình mà thuê xe ô tô cứu thương của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để vận chuyển.

Theo đó, khi sử dụng xe cứu thương thì Cơ sở khám chữa bệnh có các trách nhiệm như sau:

- Quản lý hoạt động của xe ô tô cứu thương tại cơ sở;

- Phải phân công, bố trí xe ô tô cứu thương thực hiện nhiệm vụ đúng mục đích và bảo đảm kịp thời khi có yêu cầu sử dụng;

- Hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi và không được có hành vi hoặc quy định ngăn cản xe ô tô cứu thương của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác khi thực hiện hoạt động vận chuyển người bệnh tại cơ sở của mình, kể cả trong trường hợp người bệnh hoặc gia đình người bệnh không sử dụng xe ô tô cứu thương của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của mình mà thuê xe ô tô cứu thương của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để vận chuyển.

Bên ngoài xe cứu thương phải đáp ứng tiêu chuẩn về trang thiết bị như thế nào?

Bên ngoài xe cứu thương phải đáp ứng tiêu chuẩn về trang thiết bị được quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 27/2017/TT-BYT như sau:

Tiêu chuẩn của xe ô tô cứu thương
Xe ô tô cứu thương phải là xe ô tô đáp ứng yêu cầu tại mục 3.1.2 của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7271:2003 về phương tiện giao thông đường bộ - Ô tô - Phân loại theo mục đích sử dụng và chỉ được sử dụng khi đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
1. Tiêu chuẩn đối với trang thiết bị bên ngoài xe ô tô cứu thương phải được gắn cố định, bao gồm:
a) Có thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, gồm đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu đỏ gắn trên nóc xe, còi phát tín hiệu ưu tiên. Việc cấp giấy phép sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên được thực hiện theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ;
b) Có bảng thông tin về đơn vị sử dụng được thể hiện ở hai bên cánh cửa lái chính và cửa lái phụ của xe ô tô cứu thương có kích cỡ tối thiểu (chiều cao: 45cm, chiều rộng: 50cm), trong đó đáp ứng các yêu cầu tối thiểu về thông tin sau đây:
- Logo đơn vị sử dụng xe (nếu có): Kích cỡ tối thiểu (chiều cao: 18cm, chiều rộng: 18cm).
- Tên, địa chỉ và số diện thoại liên hệ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư này.
- Số Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Bố cục của bảng thông tin về đơn vị sử dụng được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

Như vậy, theo quy định trên thì bên ngoài xe cứu thương phải đáp ứng tiêu chuẩn về trang thiết bị như sau:

- Có thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, gồm đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu đỏ gắn trên nóc xe, còi phát tín hiệu ưu tiên. Việc cấp giấy phép sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên được thực hiện theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ;

- Có bảng thông tin về đơn vị sử dụng được thể hiện ở hai bên cánh cửa lái chính và cửa lái phụ của xe ô tô cứu thương có kích cỡ tối thiểu (chiều cao: 45cm, chiều rộng: 50cm), trong đó đáp ứng các yêu cầu tối thiểu về thông tin sau đây:

+ Logo đơn vị sử dụng xe (nếu có): Kích cỡ tối thiểu (chiều cao: 18cm, chiều rộng: 18cm).

+ Tên, địa chỉ và số diện thoại liên hệ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư này.

+ Số Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Bố cục của bảng thông tin về đơn vị sử dụng được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 27/2017/TT-BYT.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xe cứu thương

Bùi Thị Thanh Sương

Xe cứu thương
Xe ưu tiên
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Xe cứu thương có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xe cứu thương Xe ưu tiên
MỚI NHẤT
Pháp luật
Năm 2025 màu tín hiệu đèn ưu tiên xe hỏa sự công thương theo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 thế nào?
Pháp luật
Xe cứu thương có được phép đi ngược chiều và vượt đèn đỏ? Tín hiệu của xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu có đèn màu gì?
Pháp luật
Xe cứu thương có phải là xe ô tô chuyên dùng trong lĩnh vực y tế? Ai có thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô chuyên dùng này?
Pháp luật
Xe cứu hỏa đi ngược chiều trên cao tốc có vi phạm pháp luật không? Gây cản trở khi xe cứu hỏa đang đi làm nhiệm vụ thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Xe chở thư báo có được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau theo quy định pháp luật hay không?
Pháp luật
Xe cứu thương có được sử dụng tín hiệu ưu tiên khi không chở bệnh nhân không? Nếu không mà sử dụng thì bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Pháp luật
Xe cứu thương được sử dụng cho mục đích gì? Cơ sở khám chữa bệnh có trách nhiệm như thế nào khi sử dụng xe cứu thương?
Pháp luật
Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu có được ưu tiên hơn xe cảnh sát đi làm nhiệm vụ khẩn cấp hay không?
Pháp luật
Tham gia giao thông trên đường thì phải nhường đường cho những loại xe nào? Trường hợp người đi xe máy không nhường đường cho xe ưu tiên thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Trường hợp người điều khiển xe ô tô không nhường đường cho xe ưu tiên thì mức phạt đối với hành vi này được quy định như thế nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào