Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi chậm gia hạn giấy phép hoạt động văn phòng đại diện như thế nào?
- Quy định về mức xử phạt đối với hoạt động thương mại của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam như thế nào?
- Quy định về xử lý vi phạm đối với văn phòng đại diện được quy định như thế nào?
- Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi chậm gia hạn giấy phép hoạt động văn phòng đại diện được quy định như thế nào?
Quy định về mức xử phạt đối với hoạt động thương mại của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam như thế nào?
Căn cứ Điểm b Khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với hoạt động thương mại của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam như sau:
“a) Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực thương mại là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là 200.000.000 đồng đối với cá nhân và 400.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 68, Điều 70, khoản 6, 7, 8, 9 Điều 73 và khoản 6, 7, 8 Điều 77 của Nghị định này. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.”.
Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi chậm gia hạn giấy phép hoạt động văn phòng đại diện như thế nào?
Quy định về xử lý vi phạm đối với văn phòng đại diện được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 43 Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm như sau:
"Thương nhân nước ngoài, Văn phòng đại diện, Chi nhánh có hành vi vi phạm các quy định của Nghị định này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính."
Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi chậm gia hạn giấy phép hoạt động văn phòng đại diện được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 67 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Hành vi vi phạm về thành lập và hoạt động của văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là văn phòng đại diện)
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Kê khai không trung thực các nội dung trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh hoặc gia hạn giấy phép thành lập văn phòng đại diện;
+ Không thực hiện việc niêm yết công khai theo quy định khi chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Không có địa điểm đặt trụ sở văn phòng đại diện hoặc cho thuê lại trụ sở văn phòng đại diện hoặc hoạt động không đúng địa chỉ ghi trong giấy phép thành lập văn phòng đại diện;
+ Không thực hiện báo cáo định kỳ hoặc báo cáo không trung thực về hoạt động của văn phòng đại diện với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy phép theo quy định;
+ Không thực hiện báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc giải trình những vấn đề có liên quan đến hoạt động của văn phòng đại diện theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
+ Không làm thủ tục điều chỉnh hoặc cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện trong các trường hợp pháp luật quy định;
+ Viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung ghi trong giấy phép thành lập văn phòng đại diện được cấp.
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Giả mạo các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn giấy phép thành lập văn phòng đại diện trong trường hợp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Hoạt động không đúng nội dung ghi trong giấy phép của văn phòng đại diện;
+ Người đứng đầu văn phòng đại diện kiêm nhiệm người đứng đầu chi nhánh của cùng thương nhân nước ngoài đó hoặc của thương nhân nước ngoài khác tại Việt Nam;
+ Người đứng đầu văn phòng đại diện kiêm nhiệm người đại diện theo pháp luật của thương nhân nước ngoài;
+ Người đứng đầu văn phòng đại diện kiêm nhiệm người đại diện theo pháp luật của tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam;
+ Thuê, mượn hoặc cho thuê, cho mượn giấy phép thành lập văn phòng đại diện.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Tiếp tục hoạt động sau khi thương nhân nước ngoài đã chấm dứt hoạt động;
+ Tiếp tục hoạt động sau khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy phép thành lập văn phòng đại diện hoặc giấy phép hết hạn, không được gia hạn.
- Hình thức xử phạt bổ sung:
+ Tước quyền sử dụng giấy phép thành lập văn phòng đại diện từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, c, d, đ và e khoản 3 Điều này.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc nộp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện bị viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp giấy phép đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này;
+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 3 Điều này.
Như vậy, căn cứ điểm b khoản 4 Điều 67 Nghị định 98/2020/NĐ-CP thì tổ chức là văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài khi chậm gia hạn giấy phép hoạt động văn phòng sẽ bị phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng (Căn cứ Điểm b Khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP).
Lê Thị Trúc Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?