Xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Hàn Quốc khi nào được hưởng ưu đãi thuế quan? Sầu riêng ri 6 có phải đối tượng được hưởng ưu đãi hay không?
Xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Hàn Quốc khi nào được hưởng ưu đãi thuế quan?
Có 2 tiêu chí để xét hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang hàng Quốc là:
- Tiêu chí về xuất xứ được quy định tại khoản 1 Điều 2 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 40/2015/TT-BCT như sau:
Điều 2. Tiêu chí xuất xứ
1.Trong phạm vi Hiệp định VKFTA, hàng hóa nhập khẩu vào lãnh thổ của một nước thành viên được coi là có xuất xứ và đủ điều kiện để được hưởng ưu đãi thuế quan nếu hàng hóa đó đáp ứng một trong các quy định về xuất xứ dưới đây:
a) Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của nước thành viên xuất khẩu như định nghĩa tại Điều 3 Phụ lục này;
b) Không có xuất xứ thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của nước thành viên xuất khẩu, nhưng đáp ứng quy định tại các Điều 4 hoặc 5 hoặc 6 hoặc 7 Phụ lục này; hoặc
c) Được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của nước thành viên xuất khẩu chỉ từ những nguyên liệu có xuất xứ Việt Nam hoặc Hàn Quốc.
- Hoặc đề nghị được hưởng ưu đãi của người nhập khẩu theo Điều 3 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 40/2015/TT-BCT như sau:
"Điều 3. Đề nghị cho hưởng ưu đãi thuế quan
1. Người nhập khẩu có thể đề nghị cho hưởng ưu đãi thuế quan nếu có C/O.
2. Người nhập khẩu đề nghị cho hưởng ưu đãi đối với hàng hóa nhập khẩu vào lãnh thổ của một nước thành viên có thể được yêu cầu:
a) Khai báo trong chứng từ nhập khẩu rằng hàng hóa nhập khẩu là hàng hóa có xuất xứ;
b) Có C/O theo quy định tại Điều 1 Phụ lục này tại thời điểm khai báo đã nêu tại điểm a, khoản 2 Điều này; và
c) Cung cấp theo yêu cầu của cơ quan hải quan nước thành viên nhập khẩu C/O, các chứng từ chứng minh như hóa đơn, vận tải đơn chở suốt được cấp tại lãnh thổ nước thành viên xuất khẩu và các tài liệu khác theo luật và quy định trong nước của nước thành viên nhập khẩu."
Sầu riêng ri 6 có phải đối tượng được hưởng ưu đãi thuế quan hay không? (Hình từ Internet)
Xuất khẩu hàng hóa sầu riêng ri 6 sang Hàn Quốc có được hưởng ưu đãi thuế quan hay không?
Sầu riêng ri 6 được hưởng ưu đãi thuế quan nếu có xuất xứ thuần túy thuộc các hàng hóa quy định tại Điều 3 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 40/2015/TT-BCT như sau:
Điều 3. Hàng hóa có xuất xứ thuần túy
Theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 2 Phụ lục này, hàng hóa được coi là có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một nước thành viên trong các trường hợp sau:
1. Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng được trồng và thu hoạch tại đó;
2. Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại đó;
3. Các sản phẩm chế biến từ động vật sống nêu tại khoản 2 Điều này;
4. Sản phẩm thu được từ săn bắn hoặc đặt bẫy tại vùng đất của nước thành viên đó, hoặc được đánh bắt hay nuôi trồng trong vùng nội thủy hoặc tại lãnh hải của nước thành viên đó;
5. Khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên khác chưa được liệt kê từ khoản 1 đến khoản 4 Điều này, được chiết xuất hoặc lấy ra từ đất, nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển của nước thành viên đó;
6. Sản phẩm đánh bắt và các sản phẩm từ biển khác đánh bắt bằng tàu được đăng ký tại một nước thành viên và được phép treo cờ của nước thành viên đó, và các sản phẩm khác do nước thành viên hoặc người của nước thành viên đó khai thác từ nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của nước thành viên đó, với điều kiện nước thành viên đó có quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên tại vùng nước, đáy biển và dưới đáy biển đó theo luật quốc tế ;
7. Sản phẩm được chế biến và/hoặc được sản xuất ngay trên tàu đăng ký tại một nước thành viên và được phép treo cờ của nước thành viên đó, từ các sản phẩm được đề cập đến tại khoản 6 Điều này;
8. Sản phẩm được khai thác từ không gian vũ trụ với điều kiện phải do một nước thành viên hoặc một người của nước thành viên đó thực hiện;
9. Các vật phẩm thu được tại nước thành viên đó nhưng không thực hiện được những chức năng ban đầu hoặc không thể sửa chữa hay khôi phục được và chỉ có thể hủy bỏ hoặc dùng làm các nguyên liệu thô, hoặc sử dụng vào mục đích tái chế;
10.Phế thải và phế liệu có nguồn gốc từ:
a) quá trình sản xuất tại nước thành viên đó; hoặc
b) sản phẩm đã qua sử dụng được thu nhặt tại nước thành viên đó, với điều kiện hàng hóa đó chỉ phù hợp dùng làm nguyên vật liệu thô; và
11. Hàng hoá thu được hoặc được sản xuất tại lãnh thổ của nước thành viên xuất khẩu đó từ các sản phẩm được đề cập đến từ khoản 1 đến khoản 10 Điều này.
Như vậy sầu riêng ri 6 được trồng và sản xuất tại Việt Nam là thành viên của Hiệp định VKFTA thì được xem là hàng hóa có xuất xứ thuần túy nên là đối tượng được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu.
Trường hợp nào xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Hàn Quốc được miễn C/O?
Tại Điều 4 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 40/2015/BCT quy định các trường hợp xuất khẩu hàng hóa được miễn C/O như sau:
Điều 4. Miễn nộp C/O
Không yêu cầu nộp C/O nếu hàng hóa nhập khẩu có trị giá không quá 600 (sáu trăm) đô la Mỹ tính theo trị giá FOB hoặc một mức cao hơn nữa theo quy định của nước thành viên nhập khẩu, với điều kiện hàng hóa nhập khẩu đó không phải là một phần của một chuỗi các lô hàng nhập khẩu được sắp đặt nhằm trốn tránh việc tuân thủ theo pháp luật và quy định trong nước về quản lý đề nghị cho hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định VKFTA của nước thành viên đó.
Ngô Diễm Quỳnh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ưu đãi thuế quan có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Thời hạn phê duyệt kế hoạch cải tạo nhà chung cư? Tiêu chí đánh giá chất lượng nhà chung cư để đưa vào kế hoạch được xác định theo quy trình nào?
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?