Xin chào ban biên tập, tôi muốn hỏi như sau: Đối với quy định trừ trường hợp làm quà biếu, quà tặng theo quy định tại Điều 8 Nghị định 134/2016/NĐ-CP tôi có thể hiểu theo 2 cách sau:
- Cách hiểu 1: Vì quy định loại trừ quà biếu, quà tặng nên được hiểu trường hợp làm quà biếu, quà tặng thì người nộp thuế không phải đăng ký tờ khai hải quan mới, không phải kê khai nộp thuế với cơ quan hải quan và không phải thực hiện thủ tục hải quan và chính sách thuế đối với hàng quà biếu, quà tặng.
- Cách hiểu 2: Đối với trường hợp làm quà biếu, quà tặng thì người nộp thuế không phải đăng ký tờ khai hải quan mới, kê khai nộp thuế với cơ quan hải quan theo quy định này nhưng phải thực hiện thủ tục hải quan và chính sách thuế đối với hàng quà biếu, quà tặng theo quy định tại Điều 8 Nghị định.
Cho tôi hỏi cách thực hiện theo cách 2 nêu trên như thế nào?
Xin chào ban biên tập, tôi có một thắc mắc như sau: Đối với hàng hóa NK để gia công XK nhưng sản phẩm không được XK hoặc hàng hóa NK dư thừa nhưng doanh nghiệp còn lưu giữ tại kho, chưa có nhu cầu thay đổi mục đích sử dụng thì theo quy định này người nộp thuế có phải đăng ký tờ khai hải quan mới, kê khai nộp thuế với cơ quan hải quan không? Thực hiện kê khai khi nào và kê khai theo loại hình tờ khai nào? Theo tôi cảm thấy thì đối với nguyên liệu dư thừa hoặc sản phẩm không xuất khẩu được của loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu, hiện nay không có quy định chế tài cụ thể bao lâu thì buộc phải khai thay đổi mục đích sử dụng gây khó khăn cho cơ quan hải quan trong quản lý, theo dõi.
Theo tôi được biết, ngoài thương nhân tự kinh doanh xuất khẩu gạo thì cơ quan nhà nước cũng có thể ký kết hợp đồng xuất khẩu gạo với các nước khác đúng không? Vậy cơ quan nhà nước có giao cho thương nhân thực hiện không? Thương nhân được chỉ định làm đầu mối thực hiện hợp đồng giao dịch xuất khẩu gạo của cơ quan nhà nước cần thỏa mãn điều kiện gì? Thương nhân đầu mối trong giao dịch hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung có trách nhiệm gì?
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo, tôi có một số nội dung muốn thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế ở cơ sở mình. Tôi muốn biết trong trường hợp này, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo có thay đổi nội dung thì sẽ được cấp lại giấy chứng nhận khác hay điều chỉnh giấy chứng nhận cũ? Hồ sơ và trình tự thực hiện như thế nào?
Vì nhận thấy cơ sở kinh doanh của mình đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo nên tôi muốn tìm hiểu thêm một số vấn đề sau. Thương nhân muốn kinh doanh xuất khẩu gạo có thể thuê cơ sở xay, xát của người khác để xét đáp ứng điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo hay không? Thương nhân có cần nộp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của mình để đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo hay không? Trường hợp đối với gạo hữu cơ, khi xuất khẩu có cần đáp ứng những quy định trên không?
Tôi muốn biết đối với trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo nhưng không thực hiện kinh doanh trên thực tế có bị thu hồi giấy chứng nhận không? Cơ sở của tôi được cấp giấy chứng nhận nhưng sau đó vì một số trở ngại nên đến nay là nửa năm vẫn chưa thể kinh doanh được. Vậy nếu bị thu hồi, tôi có được cấp lại giấy chứng nhận sau khi hoạt động lại hay không?
Tôi là một thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo đã được một thời gian. Nay tôi muốn tiến hành kết hợp với nông dân của cả một vùng để xây dựng những cánh đồng lớn. phục vụ cho công tác trồng trọt, thu hoạch được lúa, thóc để có nguồn cung cho hoạt động kinh doanh sản xuất lúa gạo của tôi. Việc này có được phép không? Gạo xuất khẩu cần đáp ứng tiêu chuẩn gì?
Cơ sở tôi vừa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo theo quy định của pháp luật. Tôi muốn hỏi sau khi cấp giấy chứng nhận, cơ quan cấp có đến kiểm tra lại cơ sở kinh doanh xuất khẩu gạo của tôi hay không? Bên cạnh đó, trường hợp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo của thương nhân có đương nhiên được cấp lại khi hết hiệu lực không? Trình tự thực hiện như thế nào?
Công ty tôi muốn nhập khẩu vài loại phân bón về để trưng bày và giới thiệu trong hội chợ phân bón tổng hợp sắp tới. Nếu được nhiều người yêu thích thì sau đó sẽ nhập về bán luôn. Tôi muốn biết việc này có cần phải xin giấy phép nhập khẩu phân bón hay không? Nhập khẩu phân bón để giới thiệu trong hội chợ thì cần những giấy tờ gì, thực hiện theo trình tự nào?
Theo tôi được biết, khi thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung, trường hợp từ 02 thương nhân trở lên được chỉ định làm đầu mối tại một thị trường có hợp đồng tập trung thì thực hiện cơ chế đầu mối luân phiên. Vậy có trường hợp nào áp dụng với chỉ 01 thương nhân không? Cơ chế đầu mối luân phiên thực hiện theo trình tự nào?
Tôi được cấp giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo hợp pháp nhưng bất cẩn nên đến nay tìm lại thì phát hiện đã bị mất. Vậy tôi có được cấp lại giấy chứng nhận hay không? Nếu được, hồ sơ đề nghị và trình tự cấp như thế nào? Sau khi được cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo, thương nhân có phải giữ nguyên trách nhiệm của mình không?
Vào ngày 20/5/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 628/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030. Theo đó, ngành Hải quan sẽ được phát triển trên cơ sở kế thừa, phát huy các thành tựu cải cách, hiện đại hóa đã đạt được, đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tiếp tục hiện đại hóa toàn diện công tác quản lý Nhà nước về Hải quan. Cụ thể về mục tiêu tổng quát và các chỉ tiêu cụ thể được quy định như thế nào?
Theo tôi được biết, có một số thương nhân đáp ứng điều kiện được tham gia thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung. Vậy thương nhân nào được phân bổ chỉ tiêu thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung để tiến hành ủy thác xuất khẩu? Quy trình phân bổ chỉ tiêu ủy thác xuất khẩu cụ thể như thế nào? Cơ quan nào có trách nhiệm mở rộng thị trường xuất khẩu gạo tập trung để phù hợp với tình hình phát triển ngày một mở rộng hiện nay?
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 628/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030. Theo đó, đến năm 2030, ngành Hải quan hướng tới tinh gọn, giảm đầu mối trung gian trong tổ chức bộ máy hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin và công nghệ số theo Chiến lược mới?
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 628/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030. Theo đó, ngành Hải quan sẽ triển khai mô hình quản lý biên giới hải quan thông minh theo khuyến nghị của WCO để thực hiện Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030 như thế nào? Xin cảm ơn!
Xin chào ban biên tập, tôi có một câu hỏi như sau: Căn cứ điểm g khoản 2 Điều 10; điểm e khoản 2 Điều 12 Nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 18/2021/NĐ-CP ngày 11/03/2021) của Chính phủ hướng dẫn đối với sản phẩm xuất khẩu theo loại hình gia công và sản xuất hàng xuất khẩu, trong khi đó nhiều trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ theo loại hình B11. Trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ theo loại hình B11 có phải thực hiện khai thông tin về tờ khai hải quan của sản phẩm nhập khẩu tại chỗ theo Mẫu số 22 hay không? Xin cảm ơn!
Tôi muốn hỏi về mẫu giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Tôi đang thắc mắc có phải đã dừng bán mẫu giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) đúng không? Mẫu giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) như thế nào? Xin cảm ơn!
Tôi muốn hỏi về hàng hóa tái nhập đã tạm xuất. Tái nhập hàng hóa đã tamjh xuất theo Quyết định 1357/QĐ-TCHQ năm 2021 được hướng dẫn như thế nào? Việc kinh doanh hàng tạm nhập được quy định như thế nào? Trân trọng cảm ơn!
Tôi muốn hỏi về xuất khẩu hàng đã nhập khẩu. Hướng dẫn hàng hóa xuất khẩu đã nhập khẩu như thế nào? Quy định về hướng dẫn sử dụng xuất khẩu hàng đã nhập khẩu theo Quyết định 1357/QĐ-TCHQ?