Xung đột lợi ích có phát sinh khi có người thân liên quan đến nhiệm vụ công tác hay không? Trường hợp này nên giải quyết thế nào?
Xung đột lợi ích có phát sinh khi có người thân liên quan đến nhiệm vụ công tác hay không?
Căn cứ Điều 29 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định về các trường hợp xung đột lợi ích như sau:
Các trường hợp xung đột lợi ích
Người có chức vụ, quyền hạn được xác định là có xung đột lợi ích khi có dấu hiệu rõ ràng cho rằng người đó thuộc hoặc sẽ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
...
7. Ký kết hợp đồng với doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột hoặc để doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột tham dự các gói thầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình khi được giao thực hiện các giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó;
8. Có vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột là người có quyền, lợi ích trực tiếp liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của mình;
9. Can thiệp hoặc tác động không đúng đến hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền vì vụ lợi.
Theo đó khi có người thân (vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột) là người có quyền, lợi ích trực tiếp liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của mình thì sẽ phát sinh trường hợp xung đột lợi ích.
Như vậy, ngoài việc có liên đến nhiệm vụ thì người thân còn phải là người có quyền và lợi ích liên quan thì mới phát sinh xung đột lợi ích.
Trương trường hợp của anh thì nhiệm vụ của anh phát sinh việc mua con giống mà phải ký hợp đồng cung cấp con giống với bên cung cấp là vợ anh. Theo đó, trường hợp của anh đã phát sinh xung đột lợi ích.
Xung đột lợi ích có phát sinh khi có người thân liên quan đến nhiệm vụ công tác hay không? Trường hợp này nên giải quyết thế nào? (Hình từ Internet)
Phát sinh xung đột lợi ích khi thực hiện nhiệm vụ được giao thì phải làm như thế nào?
Căn cứ Điều 30 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định về thông tin, báo cáo về xung đột lợi ích như sau:
Thông tin, báo cáo về xung đột lợi ích
1. Người có chức vụ, quyền hạn khi được phân công công việc hoặc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ nếu biết hoặc buộc phải biết nhiệm vụ, công vụ được giao có xung đột lợi ích thì phải báo cáo bằng văn bản với người trực tiếp quản lý, sử dụng để xem xét, xử lý theo quy định.
2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khi phát hiện xung đột lợi ích của người có chức vụ, quyền hạn thì phải thông tin, báo cáo bằng văn bản cho người trực tiếp quản lý, sử dụng người đó để xem xét, xử lý.
3. Thông tin, báo cáo về xung đột lợi ích được thực hiện trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày biết được hoặc phát hiện được nhiệm vụ, công vụ được giao có xung đột lợi ích với người được giao nhiệm vụ, công vụ. Thông tin, báo cáo về xung đột lợi ích được thể hiện bằng văn bản và làm rõ các nội dung sau:
a) Tình huống có xung đột lợi ích;
b) Thời điểm diễn ra và biết được hoặc phát hiện được xung đột lợi ích;
c) Mức độ ảnh hưởng hoặc sẽ ảnh hưởng không đúng đến việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người có chức vụ, quyền hạn;
d) Đề nghị hoặc kiến nghị biện pháp kiểm soát xung đột lợi ích.
Theo đó, khi phát hiện nhiệm vụ được giao có xung đột lợi ích anh phải báo cáo cho đơn vị công tác, để đơn vị áp dụng biện pháp kiểm soát xung đột lợi ích phù hợp.
Đơn vị công tác của anh có thể lựa chọn biện pháp giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao của người có xung đột lợi ích (tức là vẫn phân công anh thực hiện và phân công thêm người giám sát
Thực hiện biện pháp giám sát nhiệm vụ đối với người có xung đột lợi ích khi thực hiện nhiệm vụ được giao ra sao?
Căn cứ Điều 32 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định về việc giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao của người có xung đột lợi ích như sau:
Giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao của người có xung đột lợi ích
1. Việc quyết định giám sát thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người có xung đột lợi ích được thực hiện khi có căn cứ cho rằng người đó không bảo đảm tính đúng đắn, khách quan, trung thực trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ mà chưa cần thiết phải áp dụng biện pháp đình chỉ, tạm đình chỉ công tác hoặc tạm thời chuyên người có xung đột lợi ích sang vị trí công tác khác.
2. Người trực tiếp quản lý, sử dụng người có xung đột lợi ích căn cứ vào phạm vi, quy mô, tính chất và nội dung của nhiệm vụ, công vụ, quyết định tự giám sát hoặc giao cho công chức thuộc thẩm quyền quản lý của mình thực hiện việc giám sát.
...
Việc quyết định giám sát thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người có xung đột lợi ích được thực hiện khi có căn cứ cho rằng người đó không bảo đảm tính đúng đắn, khách quan, trung thực trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ mà chưa cần thiết phải áp dụng biện pháp đình chỉ, tạm đình chỉ công tác hoặc tạm thời chuyên người có xung đột lợi ích sang vị trí công tác khác.
Người trực tiếp quản lý, sử dụng người có xung đột lợi ích căn cứ vào phạm vi, quy mô, tính chất và nội dung của nhiệm vụ, công vụ, quyết định tự giám sát hoặc giao cho công chức thuộc thẩm quyền quản lý của mình thực hiện việc giám sát
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Xung đột lợi ích có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Người làm chứng trong tố tụng dân sự là ai? Người làm chứng được từ chối khai báo lời khai không?
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư phải được công bố công khai ở đâu?