Ý nghĩa Ngày toàn dân phòng cháy chữa cháy 4 10? Nội dung quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy hiện nay ra sao?

Nguồn gốc và ý nghĩa Ngày toàn dân phòng cháy chữa cháy 4 10? Nội dung quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy hiện nay ra sao? Có những chế độ nào đối với người được huy động tham gia chữa cháy?

Ý nghĩa Ngày toàn dân phòng cháy chữa cháy 4 10?

Ngày 4/10/1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Lệnh công bố Pháp lệnh quy định việc quản lý Nhà nước đối với công tác phòng cháy và chữa cháy năm 1961, đây là một trong những Pháp lệnh được ban hành sớm nhất của Nhà nước ta, thể hiện được tầm quan trọng của công tác phòng cháy chữa cháy.

Đến ngày 04/06/1996, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 369-TTg năm 1996 quyết định lấy ngày 4 tháng 10 hàng năm làm "Ngày Phòng cháy chữa cháy toàn dân".

Ngày 29/06/2001, Quốc hội đã ban hành Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 (có hiệu lực từ ngày 04/10/2001). Trong đó quy định rõ ngày 04 tháng 10 hàng năm là "Ngày toàn dân phòng cháy chữa cháy".

Căn cứ theo Quyết định 369-TTg năm 1996Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 thì có thể hiểu, việc tổ chức Ngày toàn dân Phòng cháy chữa cháy 4 10 là nhằm để:

- Đạt yêu cầu nâng cao được ý thức phòng cháy, chữa cháy cho toàn dân, huy động được đông đảo quần chúng tham gia vào các hoạt động thiết thực, bổ ích trong công tác này,

- Biểu dương khen thưởng bằng các hình thức thích hợp đối với những tổ chức, cá nhân có nhiều thành tích trong phong trào phòng cháy, chữa cháy.

- Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước và đề cao trách nhiệm của toàn dân đối với hoạt động phòng cháy và chữa cháy;

- Bảo vệ tính mạng, sức khỏe con người, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tổ chức và cá nhân, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh và trật tự an toàn xã hội.

Nguồn gốc và ý nghĩa Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy 4 10?

Ý nghĩa Ngày toàn dân phòng cháy chữa cháy 4 10? (Hình từ Internet)

Nội dung quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy bao gồm những nội dung nào?

Căn cứ Điều 57 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 (sửa đổi bởi khoản 32 Điều 1 Luật Phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013) nội dung quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy bao gồm:

(1) Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về phòng cháy và chữa cháy.

(2) Ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.

(3) Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức về phòng cháy và chữa cháy; xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy.

(4) Tổ chức và chỉ đạo hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

(5) Tổ chức đào tạo, xây dựng lực lượng, trang bị và quản lý phương tiện phòng cháy và chữa cháy.

(6) Bảo đảm ngân sách cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy; tổ chức bảo hiểm cháy, nổ gắn với hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

(7) Thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế và nghiệm thu công trình xây dựng về phòng cháy và chữa cháy; kiểm tra, kiểm định kỹ thuật và chứng nhận phù hợp đối với phương tiện, thiết bị, chất, hàng có yêu cầu nghiêm ngặt về phòng cháy và chữa cháy.

(8) Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng, phổ biến tiến bộ khoa học và công nghệ về phòng cháy và chữa cháy.

(9) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về phòng cháy và chữa cháy; điều tra vụ cháy.

(10) Tổ chức thống kê nhà nước về phòng cháy và chữa cháy.

(11) Hợp tác quốc tế về phòng cháy và chữa cháy.

Chế độ đối với người được huy động tham gia chữa cháy hiện nay là gì?

Theo khoản 1 Điều 34 Nghị định 136/2020/NĐ-CP thì chế độ đối với người được điều động, huy động tham gia chữa cháy theo lệnh triệu tập, huy động của người có thẩm quyền như sau:

(1) Nếu thời gian chữa cháy dưới 02 giờ được bồi dưỡng một khoản tiền bằng 0,3 ngày lương tối thiểu vùng;

(2) Nếu thời gian chữa cháy từ 02 giờ đến dưới 04 giờ được bồi dưỡng một khoản tiền bằng 0,45 ngày lương tối thiểu vùng;

(3) Nếu thời gian chữa cháy từ 04 giờ trở lên hoặc chữa cháy nhiều ngày thì cứ 04 giờ được bồi dưỡng một khoản tiền bằng 0,6 ngày lương tối thiểu vùng.

Nếu tham gia chữa cháy vào ban đêm từ 22 giờ đến 6 giờ sáng thì được tính gấp 2 lần theo cách tính trên;

(4) Trường hợp bị tai nạn, bị thương được thanh toán tiền khám bệnh, chữa bệnh; bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa thì được xét trợ cấp tùy theo mức độ suy giảm khả năng lao động; bị chết thì được hưởng trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí.

Những khoản chi chế độ nêu trên do tổ chức bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế chi trả theo quy định; nếu người đó chưa tham gia bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội thì do ngân sách địa phương hoặc cơ quan, tổ chức quản lý bảo đảm;

(5) Trường hợp bị thương thuộc một trong các trường hợp quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng thì được xét hưởng chính sách thương binh hoặc như thương binh;

(6) Trường hợp bị chết thuộc một trong các trường hợp quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng thì được xét công nhận là liệt sỹ.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngày toàn dân phòng cháy chữa cháy

Trần Thành Nhân

Ngày toàn dân phòng cháy chữa cháy
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ngày toàn dân phòng cháy chữa cháy có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào