Yêu cầu chất lượng cảm quan tôm sú đông lạnh dưới dạng nguyên liệu? Quy định về xác định tạp chất lạ trong tôm?

Yêu cầu chất lượng cảm quan tôm sú đông lạnh dưới dạng nguyên liệu? Việc xác định tạp chất lạ tôm sú đông lạnh dưới dạng nguyên liệu được thực hiện dựa trên nguyên tắc gì? Thiết bị, dụng cụ sử dụng trong việc xác định tạp chất lạ được quy định ra sao? câu hỏi của anh H (Nha Trang).

Yêu cầu chất lượng cảm quan tôm sú đông lạnh dưới dạng nguyên liệu được quy định như thế nào?

Tôm nguyên liệu phải được khai thác hoặc thu hoạch từ các cơ sở nằm trong vùng không bị cơ quan chức năng cấm hoặc đình chỉ khai thác hoặc thu hoạch. Hồ sơ kèm theo lô tôm nguyên liệu phải đảm bảo đủ thông tin truy xuất nguồn gốc.

Về yêu cầu chất lượng cảm quan tôm sú đông lạnh dưới dạng nguyên liệu được quy định tại Bảng 1 tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12614:2019 về Tôm sú, tôm thẻ chân trắng đông lạnh, cụ thể như sau:

Yêu cầu

Quy định

Màu sắc



Màu sắc tự nhiên. Cho phép không quá 20% số thân tôm đốm đen, biến màu trên tổng số thân tôm.

Trạng thái



Nguyên vẹn, cơ thịt không bị bở.

Sau khi luộc chín: Cơ thịt đàn hồi săn chắc, cho phép đốt đầu hơi bở.

Mùi



Có mùi tanh tự nhiên của tôm, không có mùi lạ

Sau khi nấu chín: mùi thơm đặc trưng

Vị (sau khi nấu chín)

Ngọt đặc trưng.

Tạp chất lạ (tinh bột, Polyvinyl alcohol - PVA, Carboxymethyl cellulose - CMC, Adao - Gelatine và Agar)

Không cho phép.

Yêu cầu chất lượng cảm quan tôm sú đông lạnh dưới dạng nguyên liệu? Quy định về xác định tạp chất lạ trong tôm?

Yêu cầu chất lượng cảm quan tôm sú đông lạnh dưới dạng nguyên liệu? Quy định về xác định tạp chất lạ trong tôm? (hình từ internet)

Việc xác định tạp chất lạ tôm sú đông lạnh dưới dạng nguyên liệu được thực hiện dựa trên nguyên tắc gì?

Việc xác định tạp chất lạ tôm sú đông lạnh dưới dạng nguyên liệu được thực hiện dựa trên các nguyên tắc quy định tại Mục A.1 Phụ lục A ban hành kèm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12614:2019 về Tôm sú, tôm thẻ chân trắng đông lạnh, cụ thể như sau:

Phụ lục A. Phương pháp xác định tạp chất lạ
A.1 Lấy mẫu
A.1.1 Nguyên tắc lấy mẫu kiểm tra
Áp dụng nguyên tắc lấy mẫu có chọn lựa nhằm đạt được khả năng phát hiện cao nhất sự hiện diện của tạp chất trong tôm.
Căn cứ để chọn mẫu là những biểu hiện bất thường về tình trạng bên ngoài của tôm (kích cỡ, hình dạng, khiếm khuyết vật màu sắc (biến màu, màu lạ), mùi (biến mùi, mùi lạ), kết cấu (dai, bở, nhũn,...), cảm nhận xúc giác (cứng, mềm, trơn, nhớt, nhày,...).
Nhân viên kiểm tra áp dụng các kỹ năng và phương pháp cảm quan để nhận biết những biểu hiện bất thường trên mẫu vật kiểm tra để đánh giá và xác định có tạp chất trong mẫu vật hay không.
Khi phát hiện hoặc nghi ngờ tôm có tạp chất, nhân viên kiểm tra sử dụng phương pháp thử nhanh hóa học nêu tại Mục A.6 để xác định loại tạp chất có trong tôm.
Trường hợp sau khi sử dụng phương pháp thử nhanh hóa học tại chỗ vẫn chưa kết luận được kết quả chính xác, cần lấy mẫu gửi phân tích tại phòng thử nghiệm.
A.1.2 Lấy mẫu
A.1.2.1 Đối với tôm tươi nguyên liệu
Lấy mẫu đại diện: mỗi mẻ hàng có dấu hiệu nghi ngờ có tạp chất lấy ít nhất 01 mẫu với tỷ lệ 1-5% so với khối lượng mẻ hàng. Các mẫu sau khi thu thập được tập trung lại và trộn đều với nhau thành mẫu đại diện.
Chọn từ mẫu đại diện những thân tôm bị nghi ngờ có tạp chất để kiểm tra cảm quan xác định tạp chất theo trình tự và thao tác nêu tại Mục A.5.
...

Theo đó, việc xác định tạp chất lạ tôm sú đông lạnh dưới dạng nguyên liệu được thực hiện dựa trên nguyên tắc sau:

Áp dụng nguyên tắc lấy mẫu có chọn lựa nhằm đạt được khả năng phát hiện cao nhất sự hiện diện của tạp chất trong tôm.

(1) Căn cứ để chọn mẫu là những biểu hiện bất thường về tình trạng bên ngoài của tôm (kích cỡ, hình dạng, khiếm khuyết vật màu sắc (biến màu, màu lạ), mùi (biến mùi, mùi lạ), kết cấu (dai, bở, nhũn,...), cảm nhận xúc giác (cứng, mềm, trơn, nhớt, nhày,...).

(2) Nhân viên kiểm tra áp dụng các kỹ năng và phương pháp cảm quan để nhận biết những biểu hiện bất thường trên mẫu vật kiểm tra để đánh giá và xác định có tạp chất trong mẫu vật hay không.

(3) Khi phát hiện hoặc nghi ngờ tôm có tạp chất, nhân viên kiểm tra sử dụng phương pháp thử nhanh hóa học nêu tại Mục A.6 để xác định loại tạp chất có trong tôm.

(4) Trường hợp sau khi sử dụng phương pháp thử nhanh hóa học tại chỗ vẫn chưa kết luận được kết quả chính xác, cần lấy mẫu gửi phân tích tại phòng thử nghiệm.

Thiết bị, dụng cụ sử dụng trong việc xác định tạp chất lạ tôm sú đông lạnh dưới dạng nguyên liệu được quy định ra sao?

Thiết bị, dụng cụ sử dụng trong việc xác định tạp chất lạ tôm sú đông lạnh dưới dạng nguyên liệu được quy định Mục A.2 Phụ lục A ban hành kèm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12614:2019 về Tôm sú, tôm thẻ chân trắng đông lạnh, cụ thể như sau:

Phụ lục A. Phương pháp xác định tạp chất lạ
...
A.2 Thiết bị, dụng cụ
Sử dụng thiết bị, dụng cụ thông thường của phòng thử nghiệm và các thiết bị, dụng cụ sau:
A.2.1 Dụng cụ, phương tiện kiểm tra cảm quan
- Dao inox nhỏ;
- Đĩa petri hoặc lame kính;
- Thìa inox miệng nhỏ;
- Kính lúp;
- Cân treo;
- Túi nhựa PE;
- Thẻ nhãn không thấm nước;
- Bút lông dầu hoặc bút bi không thấm nước;
- Máy ảnh kỹ thuật số.
A.2.2 Dụng cụ, hóa chất kiểm tra nhanh bằng phương pháp hóa học
Chuẩn bị tại phòng thí nghiệm
- Cân kỹ thuật, độ chính xác 0,01 g;
- Máy xay mẫu;
- Ống nghiệm thủy tinh, ống facol 50 ml có nắp;
- Đèn cồn;
- Bình định mức 100 ml, 1000 ml;
- Bể điều nhiệt;
- Pipet 5ml;
- Đĩa petri;
- Ống đong 100 ml, 1000 ml;
- Cốc thủy tinh 100 ml, 250 ml;
- Hóa chất loại tinh khiết phân tích: Kl; Iod; Nước cất; H3BO3; Acid tannic; CuSO4 hoặc CuSO4.5H2O; NaOH; Na2CO3; C6H5O7Na3; HCl; H2SO4; Axit Chromotropic.

Như vậy, thiết bị, dụng cụ sử dụng trong việc xác định tạp chất lạ tôm sú đông lạnh dưới dạng nguyên liệu được thực hiện như quy định trên.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tôm sú đông lạnh

Phạm Thị Xuân Hương

Tôm sú đông lạnh
Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tôm sú đông lạnh có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tôm sú đông lạnh Tiêu chuẩn Việt Nam
MỚI NHẤT
Pháp luật
TCVN 13733-2:2023 (ISO 20140-2:2018) về Hệ thống tự động hóa và tích hợp - Đánh giá hiệu suất năng lượng có ảnh hưởng đến môi trường?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10687-12-2:2023 hiệu suất năng lượng của tuabin gió phát điện dựa trên phép đo gió trên vỏ tuabin thế nào?
Pháp luật
Thiết kế mặt bằng tổng thể các sân thể thao cần phải bảo đảm những yêu cầu gì để đúng với TCVN 4205:2012?
Pháp luật
Diện tích tối thiểu đất xây dựng sân thể thao nhiều môn và khoảng cách ly vệ sinh đối với sân thể thao phải đảm bảo những yêu cầu gì?
Pháp luật
Khách hàng là gì? Sự thỏa mãn của khách hàng được xác định thế nào? Mô hình khái niệm về sự thỏa mãn của khách hàng?
Pháp luật
Điều kiện vận hành cụm đóng cắt và điều khiển hạ áp theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13724-1:2023?
Pháp luật
Máy xây dựng có được sử dụng khi chưa đưa vào danh sách tài sản cố định? Cần làm gì để đảm bảo máy làm việc tốt trong suốt thời gian sử dụng?
Pháp luật
TCVN 13809-1:2023 (ISO/IEC 22123-1:2021) về Công nghệ thông tin - Tính toán mây - Phần 1: Từ vựng thế nào?
Pháp luật
Hướng dẫn về quản trị danh mục đầu tư theo Tiêu chuẩn quốc gia? Trách nhiệm của chủ thể quản trị danh mục đầu tư?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13811:2023 ISO/IEC TS 23167:2020 về máy ảo và ảo hóa hệ thống như thế nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào