Yêu cầu chung đối với mũ bảo vệ dùng cho người chữa cháy có nguy cơ phơi với nhiệt và/hoặc lửa ở mức độ cao trong khi chữa cháy tại công trình là gì?
- Yêu cầu chung đối với mũ bảo vệ dùng cho người chữa cháy có nguy cơ phơi với nhiệt và/hoặc lửa ở mức độ cao trong khi chữa cháy tại công trình là gì?
- Yêu cầu về khả năng chịu lửa của mũ bảo vệ dùng cho người chữa cháy có nguy cơ phơi với nhiệt và/hoặc lửa ở mức độ cao trong khi chữa cháy tại công trình là gì?
- Việc ghi nhãn đối với mũ bảo vệ dùng cho người chữa cháy có nguy cơ phơi với nhiệt và/hoặc lửa ở mức độ cao trong khi chữa cháy tại công trình được quy định như thế nào?
Yêu cầu chung đối với mũ bảo vệ dùng cho người chữa cháy có nguy cơ phơi với nhiệt và/hoặc lửa ở mức độ cao trong khi chữa cháy tại công trình là gì?
Yêu cầu chung đối với mũ bảo vệ dùng cho người chữa cháy có nguy cơ phơi với nhiệt và/hoặc lửa ở mức độ cao trong khi chữa cháy tại các công trình được quy định tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12366-5:2019 (ISO 11999-5:2015) thì:
Mũ bảo vệ phải bao gồm ít nhất các bộ phận sau:
- Thân mũ (vùng 1a theo EN 443: 2008).
- Hệ thống hấp thụ năng lượng.
+ Hệ thống giữ. Hệ thống giữ phải bao gồm một dây đeo cằm có chiều rộng tối thiểu là 19 mm.
- Bộ phận bảo vệ cổ (Tùy chọn đối với mũ bảo vệ Loại 1, vùng 3a theo EN 443:2008).
- Bộ phận che tai (Tùy chọn đối với mũ bảo vệ Loại 1, vùng 1b theo EN 443:2008).
- Tấm che mặt hoặc kính bảo vệ hoặc cả hai (Tùy chọn đối với mũ bảo vệ Loại 1, vùng 3b hoặc vùng 2 theo EN 443: 2008).
+ Nếu dùng tấm che mặt thì tấm che mặt sẽ được lắp và thử cùng với mũ bảo vệ.
+ Nếu dùng kính bảo vệ thì kính bảo vệ phải được phép tháo rời, không lắp vào mũ bảo vệ. Nếu gắn vào mũ bảo vệ, kính bảo vệ phải được thử cùng với mũ bảo vệ. Nếu không gắn vào mũ, kính bảo vệ phải được tháo ra khỏi mũ bảo vệ trước khi thử.
Yêu cầu chung đối với mũ bảo vệ dùng cho người chữa cháy có nguy cơ phơi với nhiệt và/hoặc lửa ở mức độ cao trong khi chữa cháy tại công trình là gì? (Hình từ Internet)
Yêu cầu về khả năng chịu lửa của mũ bảo vệ dùng cho người chữa cháy có nguy cơ phơi với nhiệt và/hoặc lửa ở mức độ cao trong khi chữa cháy tại công trình là gì?
Yêu cầu về khả năng chịu lửa của mũ bảo vệ dùng cho người chữa cháy có nguy cơ phơi với nhiệt và/hoặc lửa ở mức độ cao trong khi chữa cháy tại công trình được quy định tại tiết 4.4.5 tiểu mục 4.4 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12366-5:2019 (ISO 11999-5:2015); cụ thể như sau:
(i) Khả năng chịu lửa đối với mũ bảo vệ Loại 1
Mũ bảo vệ phải được thử theo 4.5.4.1 và phải đáp ứng các yêu cầu sau.
- Vật liệu thân mũ không cho thấy bất kỳ tàn lửa hoặc đốm sáng nào sau khi lấy ra khỏi ngọn lửa thử nghiệm 2 s.
- Vật liệu sơn trên bề mặt thân mũ không cho thấy bất kỳ tàn lửa hoặc đốm sáng nào sau khi lấy ra khỏi ngọn lửa thử nghiệm 5 s.
- Nếu lắp tấm che mặt thì tấm che mặt phải không cho thấy bất kỳ ngọn lửa hoặc đốm sáng nào sau khi lấy ra khỏi ngọn lửa thử nghiệm 2 s.
- Không có phần nào của vật liệu thân mũ và tấm che mặt xung quanh điểm thử bị tách rời hoặc chảy nhỏ giọt.
(ii) Khả năng chịu lửa đối với mũ bảo vệ Loại 2
Khi thử theo 4.5.4.2, mũ bảo vệ không cho thấy bất kỳ tàn lửa hoặc đốm sáng nào sau khi lấy ra khỏi ngọn lửa thử 5 s trong từng trường hợp.
Việc ghi nhãn đối với mũ bảo vệ dùng cho người chữa cháy có nguy cơ phơi với nhiệt và/hoặc lửa ở mức độ cao trong khi chữa cháy tại công trình được quy định như thế nào?
Việc ghi nhãn đối với mũ bảo vệ dùng cho người chữa cháy có nguy cơ phơi với nhiệt và/hoặc lửa ở mức độ cao trong khi chữa cháy tại công trình được quy định tại Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12366-5:2019 (ISO 11999-5:2015); cụ thể như sau:
(i) Ghi nhãn đối với mũ bảo vệ loại 1
Mũ bảo vệ phải được ghi nhãn vĩnh viễn, bền, dễ thấy, rõ ràng và dễ đọc với các thông tin sau:
- Viện dẫn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12366-5:2019 (ISO 11999-5:2015);
- Tên hoặc dấu hiệu nhận biết nhà sản xuất;
- Năm sản xuất;
- Loại mũ bảo vệ, ví dụ: Loại 1;
- Kiểu mũ bảo vệ (ký hiệu của nhà sản xuất);
- Kích thước hoặc phạm vi kích thước (tính bằng cm).
Mỗi mũ bảo vệ được công bố phù hợp với các yêu cầu tùy chọn của tiêu chuẩn này phải được ghi nhãn vĩnh viễn, bền, dễ thấy, rõ ràng và dễ đọc trên thân mũ hoặc có nhãn tự dính bền, nêu rõ phù hợp với các yêu cầu tùy chọn như sau:
1) Nhóm bảo vệ chống lại kim loại nóng chảy (khi công bố phù hợp):
M cho các sản phẩm phù hợp với yêu cầu của 4.4.3;
2) Nhóm bền khi nhấn sâu trong ngọn lửa (khi công bố phù hợp):
F đối với các sản phẩm phù hợp với yêu cầu của 4.4.6;
3) Nhóm có khả năng chống vật văng bắn (khi công bố phù hợp):
B đối với các sản phẩm phù hợp với yêu cầu của 4.4.9;
4) Nhóm có hiệu quả hệ thống giữ (khi công bố phù hợp):
RE đối với các sản phẩm phù hợp với các yêu cầu của 4.4.13;
5) Nhóm có độ bền hệ thống giữ (khi công bố phù hợp):
RS đối với các sản phẩm phù hợp với các yêu cầu của 4.4.14.1 c);
6) Nhóm có đặc tính về điện (khi công bố phù hợp):
i) E2 cho các sản phẩm phù hợp với các yêu cầu của 4.4.17.1.2,
ii) E3 cho các sản phẩm phù hợp với các yêu cầu của 4.4.17.1.3.
Nhãn phải dễ thấy với người sử dụng mà không cần phải tháo mũ bảo vệ hoặc tháo phụ kiện.
(ii) Ghi nhãn đối với mũ bảo vệ Loại 2
- Các thông tin sau phải được in rõ ràng trên từng nhãn sản phẩm với tất cả các chữ cái có chiều cao tối thiểu 1,5 mm (1/16 in.):
1) Tên, dấu hiệu nhận biết hoặc ký hiệu của nhà sản xuất;
2) Địa chỉ của nhà sản xuất;
3) Nước sản xuất;
4) Số nhận dạng của nhà sản xuất, số lô hoặc số sê-ri;
5) Tháng và năm sản xuất, không được mã hóa;
6) Tên mẫu, số hoặc thiết kế;
7) Kích thước hoặc phạm vi kích thước;
8) (Các) vật liệu kết cấu chính - Đối với các vật liệu kết cấu chính của mũ bảo vệ, phải cung cấp tên của vật liệu làm thân mũ;
9) Cảnh báo việc làm sạch.
- Lời cảnh báo sau phải được in rõ ràng trên nhãn sản phẩm.
Tất cả các chữ cái và số trên nhãn của sản phẩm phải có chiều cao tối thiểu là 2,5 mm (3/32 in.).
"MŨ BẢO VỆ CHO NGƯỜI CHỮA CHÁY TẠI CÁC CÔNG TRÌNH ĐÁP ỨNG CÁC YÊU CẦU VỀ MŨ BẢO VỆ CỦA NFPA 1971, PHIÊN BẢN 2013. KHÔNG ĐƯỢC LOẠI BỎ NHÃN NÀY."
Hoặc
“THIS STRUCTURAL FIRE FIGHTING PROTECTIVE HELMET MEETS THE HELMET REQUIREMENTS OF NFPA 1971, 2013 EDITION. DO NOT REMOVE THIS LABEL"
- Chỉ đối với mũ bảo vệ, nhà sản xuất mũ bảo vệ phải đánh số bộ phận sản xuất, biểu tượng của tổ chức chứng nhận và các từ "NFPA 1971, 2013 ED" được in vĩnh viễn trên mỗi phần quan trọng có thể thay thế của kính bảo vệ hoặc tấm che mặt.
Phan Thanh Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phương tiện bảo vệ cá nhân có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?