Yêu cầu dành cho nhân sự được xem xét để đưa vào quy hoạch đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, kiểm soát viên là gì?
- Yêu cầu dành cho nhân sự được xem xét để đưa vào quy hoạch đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, kiểm soát viên là gì?
- Việc phát hiện, giới thiệu danh sách nhân sự dự kiến đưa vào nguồn quy hoạch được thực hiện như thế nào?
- Thành phần hồ sơ quy hoạch đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, kiểm soát viên bao gồm những gì?
Yêu cầu dành cho nhân sự được xem xét để đưa vào quy hoạch đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, kiểm soát viên là gì?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 18 Nghị định 159/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc, điều kiện thực hiện quy hoạch
1. Mỗi giai đoạn 05 năm chỉ xây dựng quy hoạch một lần, được rà soát, bổ sung hàng năm, bảo đảm nguyên tắc động và mở. Vào đầu năm thứ 2 của giai đoạn thì xây dựng quy hoạch cho giai đoạn sau.
2. Công tác quy hoạch phải bảo đảm nghiêm túc, khách quan; phương thức tổ chức khoa học, chính xác, tiết kiệm, hiệu quả, bảo đảm lựa chọn được người đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện.
3. Nhân sự được xem xét để đưa vào quy hoạch:
a) Phải đáp ứng tiêu chuẩn chung của Đảng, Nhà nước và cơ bản đáp ứng đủ tiêu chuẩn của từng chức danh quản lý do cấp có thẩm quyền ban hành;
b) Phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ của doanh nghiệp;
c) Phải đánh giá về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ, năng lực thực tiễn, chiều hướng và triển vọng phát triển trước khi đưa vào quy hoạch;
d) Không đang trong thời gian xem xét xử lý kỷ luật, thi hành quyết định kỷ luật, điều tra, truy tố, xét xử.
4. Đối với nhân sự đang giữ chức danh quản lý thì chỉ quy hoạch vào chức danh cao hơn và phải đủ tuổi (tính theo tháng) để công tác được ít nhất 01 nhiệm kỳ, tính từ thời điểm cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch.
5. Việc quy hoạch Kiểm soát viên do cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện và quyết định theo thẩm quyền.
Như vậy theo quy định trên nhân sự được xem xét để đưa vào quy hoạch đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, kiểm soát viên phải có các yêu cầu sau:
- Phải đáp ứng tiêu chuẩn chung của Đảng, Nhà nước và cơ bản đáp ứng đủ tiêu chuẩn của từng chức danh quản lý do cấp có thẩm quyền ban hành;
- Phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ của doanh nghiệp;
- Phải đánh giá về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ, năng lực thực tiễn, chiều hướng và triển vọng phát triển trước khi đưa vào quy hoạch;
- Không đang trong thời gian xem xét xử lý kỷ luật, thi hành quyết định kỷ luật, điều tra, truy tố, xét xử.
Yêu cầu dành cho nhân sự được xem xét để đưa vào quy hoạch đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, kiểm soát viên là gì? (Hình từ Internet)
Việc phát hiện, giới thiệu danh sách nhân sự dự kiến đưa vào nguồn quy hoạch được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại Điều 20 Nghị định 159/2020/NĐ-CP quy định việc phát hiện, giới thiệu danh sách nhân sự dự kiến đưa vào nguồn quy hoạch được thực hiện như sau:
- Cơ quan tham mưu xây dựng kế hoạch và đề xuất danh sách nhân sự dự kiến đưa vào quy hoạch, báo cáo Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty.
Danh sách nhân sự dự kiến đưa vào quy hoạch có đầy đủ các thông tin: Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; quê quán; ngày vào Đảng (nếu là đảng viên); trình độ chuyên môn nghiệp vụ; trình độ lý luận chính trị (nếu có); chức danh quản lý, đơn vị đang công tác.
- Tập thể lãnh đạo doanh nghiệp họp thống nhất về cơ cấu, số lượng dự kiến quy hoạch; xem xét danh sách nhân sự dự kiến đưa vào quy hoạch và giới thiệu thêm nhân sự (nếu có); bỏ phiếu kín quyết định danh sách nhân sự đưa ra lấy ý kiến giới thiệu tại hội nghị lấy phiếu giới thiệu nguồn quy hoạch.
Thành phần hồ sơ quy hoạch đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, kiểm soát viên bao gồm những gì?
Căn cứ tại Điều 26 Nghị định 159/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Hồ sơ nhân sự được quy hoạch phải được kê khai trung thực, chính xác, đầy đủ nội dung nêu tại các mục và phải được cấp có thẩm quyền xác nhận hoặc chứng thực theo quy định, bao gồm:
- Tờ trình về việc đề nghị phê duyệt quy hoạch do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ký.
- Danh sách trích ngang người được quy hoạch và kết quả phiếu giới thiệu tại các hội nghị trong quy trình quy hoạch, có xác nhận của cấp có thẩm quyền.
- Sơ yếu lý lịch do cá nhân tự khai theo mẫu quy định, được cấp có thẩm quyền xác nhận, có dán ảnh màu khổ 4x6 cm, chụp trong thời gian không quá 06 tháng.
- Nhận xét, đánh giá của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty.
- Nhận xét, đánh giá của cấp ủy cùng cấp.
- Nhận xét của chi ủy nơi cư trú đối với bản thân và gia đình. Trường hợp nơi cư trú của bản thân khác với nơi cư trú của gia đình thì phải lấy nhận xét của chi ủy nơi bản thân cư trú và nơi gia đình cư trú.
- Bản kê khai tài sản, thu nhập theo mẫu quy định.
- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của tiêu chuẩn chức vụ, danh bổ nhiệm. Trường hợp nhân sự có bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp thì phải được công nhận tại Việt Nam theo quy định.
- Giấy chứng nhận sức khỏe của cơ sở y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 06 tháng.
Phạm Thị Kim Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Doanh nghiệp nhà nước có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?