Yêu cầu về tỷ lệ cán bộ nữ trong công tác quy hoạch cán bộ đối với đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế phải đảm bảo tỷ lệ là bao nhiêu phần trăm?
- Trong công tác quy hoạch cán bộ, yêu cầu về tỷ lệ cán bộ nữ đối với đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế phải đảm bảo tỷ lệ là bao nhiêu phần trăm?
- Quy hoạch cán bộ đối với cấp khoa, phòng và tương đương trực thuộc đơn vị tiến hành thực hiện các bước ra sao?
- Các công việc cần phải làm trong việc quản lý và thực hiện quy hoạch cán bộ là gì?
Trong công tác quy hoạch cán bộ, yêu cầu về tỷ lệ cán bộ nữ đối với đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế phải đảm bảo tỷ lệ là bao nhiêu phần trăm?
Trong công tác quy hoạch cán bộ, yêu cầu về tỷ lệ cán bộ nữ đối với đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế phải đảm bảo tỷ lệ là bao nhiêu phần trăm? (Hình từ Internet)
Theo Điều 6 Hướng dẫn thực hiện công tác quy hoạch cán bộ đối với đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 1730/QĐ-BYT năm 2015 quy định như sau:
Yêu cầu về độ tuổi, về chuyên ngành và tỷ lệ cán bộ nữ
1. Về độ tuổi:
- Cán bộ đưa vào quy hoạch phải đảm bảo đủ tuổi công tác từ trọn một nhiệm kỳ (mỗi nhiệm kỳ là 5 năm) trở lên.
- Chỉ đưa vào quy hoạch chức vụ cao hơn đối với những đồng chí còn đủ tuổi bổ nhiệm trong nhiệm kỳ tới và các nhiệm kỳ tiếp theo (ví dụ: các đồng chí quy hoạch lần đầu vào các chức danh lãnh đạo, quản lý của nhiệm kỳ 2016-2021 ít nhất phải đủ tuổi công tác trọn nhiệm kỳ 2016-2021: năm sinh từ năm 1961, nữ sinh từ 1966 trở lại đây). Các đồng chí được bổ sung vào quy hoạch của nhiệm kỳ hiện tại cũng cần đủ tuổi công tác ít nhất một nhiệm kỳ.
- Thời điểm tính tuổi cán bộ đưa vào quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý là thời điểm thực hiện quy hoạch của đơn vị.
- Những đồng chí đã có trong quy hoạch nhưng không đủ điều kiện quy định về tuổi bổ nhiệm lần đầu cần xem xét đưa ra khỏi quy hoạch.
- Quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý của đơn vị phải đảm bảo cơ cấu 3 độ tuổi; dãn cách giữa các độ tuổi là 5 năm. Cấp có thẩm quyền chỉ phê duyệt khi đáp ứng yêu cầu này. Trong một số trường hợp cụ thể cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định.
2. Về chuyên ngành: Đối với đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ, phải quy hoạch các chức danh cấp phó theo chuyên ngành như sau:
- Phó Giám đốc (và tương đương) phụ trách chuyên môn.
- Phó Giám đốc (và tương đương) phụ trách kinh tế.
3. Về tỷ lệ cán bộ nữ trong quy hoạch: Bảo đảm tỷ lệ cán bộ nữ không dưới 15% trong quy hoạch ban lãnh đạo đơn vị.
Như vậy, trong công tác quy hoạch cán bộ, cụ thể là quy hoạch ban lãnh đạo đơn vị có yêu cầu về tỷ lệ cán bộ nữ phải đảm bảo tỷ lệ là không được dưới 15%.
Quy hoạch cán bộ đối với cấp khoa, phòng và tương đương trực thuộc đơn vị tiến hành thực hiện các bước ra sao?
Căn cứ Điều 11 Hướng dẫn thực hiện công tác quy hoạch cán bộ đối với đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 1730/QĐ-BYT năm 2015 quy định thì:
Bước 1: Tổ chức cuộc họp lấy phiếu giới thiệu nguồn quy hoạch
* Thành phần:
Đối với việc lấy phiếu giới thiệu quy hoạch các chức danh trưởng phòng, phó trưởng phòng hoặc cấp trưởng, cấp phó tổ chức tương đương, thành phần gồm toàn thể công chức, viên chức của phòng hoặc tổ chức tương đương.
* Nội dung: Lấy phiếu giới thiệu cán bộ quy hoạch vào các chức danh cấp trưởng và các cấp phó của các khoa, phòng và tổ chức tương đương.
* Trình tự:
- Lãnh đạo khoa, phòng và tương đương chủ trì, quán triệt mục đích, yêu cầu, tiêu chuẩn, cơ cấu cán bộ đưa vào quy hoạch các chức danh.
- Phát danh sách kèm theo thông tin về các cán bộ đủ điều kiện đưa vào quy hoạch để cán bộ dự hội nghị nghiên cứu, có thể giới thiệu thêm nguồn quy hoạch ngoài danh sách đã được chuẩn bị.
- Các đại biểu tham dự thảo luận, ghi phiếu giới thiệu và bỏ phiếu kín (theo biểu mẫu số 01), ban tổ chức thu phiếu, kiểm phiếu.
- Lãnh đạo khoa, phòng và tương đương tổng hợp kết quả (theo biểu mẫu số 04), báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt quy hoạch.
Bước 2: Tập thể lãnh đạo đơn vị xem xét, quyết định danh sách quy hoạch cán bộ
* Thành phần: Các đồng chí trong tập thể lãnh đạo đơn vị (theo quy định tại Điều 8, Chương II: cấp có thẩm quyền quyết định quy hoạch cán bộ).
* Nội dung: Xem xét, quyết định danh sách quy hoạch.
* Trình tự:
- Trên cơ sở tham khảo các thông tin ở bước 1, tập thể lãnh đạo thảo luận và bỏ phiếu kín quyết định quy hoạch nguồn cán bộ cho các chức danh (theo biểu mẫu số 02).
- Các đồng chí được trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo đơn vị bỏ phiếu tán thành thì đưa vào danh sách quy hoạch (theo biểu mẫu số 05).
- Trình lãnh đạo đơn vị quyết định phê duyệt danh sách quy hoạch cấp khoa, phòng và tương đương theo thẩm quyền.
Các công việc cần phải làm trong việc quản lý và thực hiện quy hoạch cán bộ là gì?
Đối với việc quản lý và thực hiện quy hoạch cán bộ, được quy định tại Điều 15 Hướng dẫn thực hiện công tác quy hoạch cán bộ đối với đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 1730/QĐ-BYT năm 2015 như sau:
Quản lý và thực hiện quy hoạch
1. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sắp xếp cán bộ theo quy hoạch:
- Căn cứ vào quy hoạch cán bộ và tiêu chuẩn chức danh quy hoạch, tập thể lãnh đạo đơn vị chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sắp xếp cán bộ theo quy hoạch.
- Cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt quy hoạch đồng thời với phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sắp xếp các chức danh cán bộ thuộc cấp mình quản lý.
2. Bố trí, sử dụng cán bộ theo quy hoạch:
- Việc cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý các cấp nói chung phải căn cứ vào quy hoạch cán bộ.
- Cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở cấp trên nói chung phải kinh qua chức vụ lãnh đạo chủ chốt cấp dưới.
- Khi bổ nhiệm cán bộ vào chức danh nào thì phải chọn cán bộ có trong quy hoạch của chức danh đó; trường hợp thật đặc biệt mới chọn cán bộ trong quy hoạch các chức danh tương đương.
- Trong tờ trình Ban Cán sự Đảng đề nghị bổ nhiệm cán bộ cần nêu rõ về nhân sự có trong quy hoạch chức danh bổ nhiệm hay không, nếu không thì giải trình rõ lý do.
3. Kiểm tra việc thực hiện quy hoạch:
Vụ Tổ chức cán bộ làm đầu mối giúp Ban Cán sự Đảng Bộ Y tế kiểm tra việc triển khai thực hiện công tác quy hoạch của đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ theo đúng quy định của pháp luật.
Theo đó, 03 công việc cần phải làm trong việc quản lý và thực hiện quy hoạch cán bộ đó là:
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sắp xếp cán bộ theo quy hoạch
- Bố trí, sử dụng cán bộ theo quy hoạch
- Kiểm tra việc thực hiện quy hoạch.
Phạm Lan Anh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quy hoạch cán bộ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những trường hợp nào được miễn phần thi ngoại ngữ trong thi tuyển công chức từ ngày 17/9/2024?
- Mẫu đơn đề nghị chuyển đổi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng mới nhất? Chứng chỉ hành nghề xây dựng cấp lần đầu có hiệu lực mấy năm?
- Doanh thu chưa thực hiện là gì? Hạch toán trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp như thế nào?
- Bán hàng tận cửa là gì? Số ngày để người tiêu dùng cân nhắc việc thực hiện hợp đồng bán hàng tận cửa là mấy ngày?
- Người nộp thuế được xóa nợ tiền thuế trong trường hợp nào? Ai thực hiện việc lập hồ sơ xóa nợ tiền thuế?