Gỡ một số vướng mắc tại QCVN 16:2019/BXD về vật liệu xây dựng

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
17/10/2020 14:30 PM

Bộ Xây dựng có Công văn 4945/BXD-KHCN ngày 12/10/2020 về vướng mắc, bất cập trong việc thực hiện QCVN 16:2019/BXD về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng.

Gỡ một số vướng mắc tại QCVN 16:2019/BXD về vật liệu xây dựng

Gỡ một số vướng mắc tại QCVN 16:2019/BXD về vật liệu xây dựng

1. Về việc cấp giấy chứng nhận hợp quy của các tổ chức chứng nhận khi QCVN 16:2019/BXD đã có hiệu lực thi hành

Các tổ chức được Bộ Xây dựng cấp quyết định chỉ định đánh giá sự phù hợp theo QCVN 16:2019/BXD cần thực hiện đúng theo các quy định hiện hành.

Kể từ 01/7/2020, các sản phẩm không còn thuộc danh mục trong QCVN 16:2019/BXD thì không cần duy trì giấy chứng nhận hợp quy.

2. Về việc thông quan hàng hóa VLXD thuộc QCVN 16:2019/BXD nhập khấu

2.1. Về tổ chức chứng nhận hợp quy, tổ chức thử nghiệm sản phẩm, hàng hóa VLXD được Bộ Xây dựng thừa nhận

Điều 26. Thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007 quy định:

“1. Việc thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp giữa tổ chức, cá nhân tại Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài, vùng lãnh thổ do các bên tự thoả thuận.

2. Việc thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp phục vụ quản lý nhà nước được thực hiện theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc thoả thuận quốc tế mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết”.

Hiện nay, chưa có tổ chức chứng nhận hợp quy, tổ chức thử nghiệm được Bộ Xây dựng thừa nhận. Khi có phát sinh về tổ chức được thừa nhận, Bộ Xây dựng sẽ đăng tin trên cổng thông tin điện tử của Bộ Xây dựng và phổ biến thông tin đến Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố.

2.2. Về việc thông quan hàng hóa VLXD thuộc QCVN 16:2019/BXD nhập khấu

Cần căn cứ khoản 3 Điều 1 Nghị định 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 (bổ sung khoản 2b, 2c Điều 7 Nghị định 132/2008/NĐ-CP). Quy định đối với hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu, tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy định biện pháp công bố hợp quy.

3. Về xử lý chuyển tiếp đối với các trường hợp đã đánh giá chứng nhận phù hợp QCVN 16:2017/BXD theo phương thức 7

Để tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp VLXD, chấp thuận cho Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trong đó có Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa VLXD đã được cấp chứng nhận phù hợp QCVN 16:2014/BXDQCVN 16:2017/BXD theo phương thức 7.

4. Về phương thức đánh giá sự phù hợp sản phẩm, hàng hóa VLXD theo QCVN 16:2019/BXD

Trong QCVN 16:2019/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 19/2019/TT-BXD ngày 31/12/2019, Phương thức 5, Điều 3.1 Quy định về chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy có ghi “Phương thức này áp dụng đối với các loại sản phẩm được sản xuất bởi cơ sở sản xuất trong nước hoặc nước ngoài đã xây dựng và duy trì ổn định hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001". Điều này được hiệu cơ sở sản xuất trong nước hoặc nước ngoài chỉ cần duy trì ổn định hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001, Bộ Xây dựng khuyến khích các đơn vị xây dựng, hoạt động và được cấp Giấy chứng nhận hệ thống quản lý ISO 9001.

5. V tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy hàng hóa VLXD nhập khẩu được chứng nhận hợp quy theo phương thức 5

Đối với hồ sơ công bố hợp quy hàng hóa VLXD được chứng nhận hợp quy theo phương thức 5 có hiệu lực 03 năm, đánh giá quá trình sản xuất tại nơi sản xuất nước ngoài, do doanh nghiệp tại Việt Nam nhập khẩu; trường hợp giấy chứng nhận hợp quy chỉ có tên đơn vị sản xuất và nơi sản xuất ở nước ngoài, không thể hiện thông tin doanh nghiệp nhập khẩu ở Việt Nam;

Doanh nghiệp nhập khẩu khi công bố hợp quy, phải nộp kèm theo các tài liệu sau để xác định mối liên hệ với doanh nghiệp sản xuất ở nước ngoài đã được cấp chứng nhận hợp quy;

Bản sao Hợp đồng, Danh mục hàng hóa (nếu có); bản sao (có xác nhận của người nhập khẩu vận đơn, hóa đơn, tờ khai hàng hóa nhập khẩu (nếu có); chứng chỉ chất lượng của nước xuất khẩu (giấy chứng nhận chất lượng, kết quả thử nghiệm) (nếu có); giấy chứng nhận xuất xứ (nếu có), ảnh hoặc bản mô tả hàng hóa có các nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa và nhãn phụ (nếu nhẫn chính chưa đủ nội dung theo quy định); chứng nhận lưu hành tự do CFS (nếu có).

6. Về việc các sản phẩm, hàng hóa VLXD của QCVN 16:2019/BXD khi lưu thông trên thị trường

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Doanh nghiệp đúng theo tinh thần của Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 01/01/2019, QCVN 16:2019/BXD đã đưa ra quy định đối với sản phẩm hàng hóa VLXD khi lưu thông trên thị trường, áp dụng phù hợp cho sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước và nhập khẩu, Điểm 1.4.3. Mục 1.4 của QCVN 16:2019/BXD quy định: “Các sản phẩm hàng hóa VLXD... khi lưu thông trên thị trường phải có giấy chứng nhận hợp quy, giấy công bố hợp quy và/hoặc thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy...", như vậy:

+ Đối với hàng hóa nhập khẩu khi lưu thông trên thị trường cần có giấy chứng nhận hợp quy, giây công bố hợp quy và thông báo kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa (mục 8.1 sau đây).

+ Đối với hàng hóa sản xuất trong nước khi lưu thông trên thị trường cần có giấy chứng nhận hợp quy, giấy công bố hợp quy và thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của Sở Xây dựng nơi tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh.

7. Về đối tượng thực hiện chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy

QCVN 16:2019/BXD chỉ quy định bắt buộc người sản xuất và người nhập khẩu thực hiện chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy.

8. Về việc đánh giá chất lượng một số sản phẩm, hàng hóa VLXD

8.1. Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước do cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa ban hành theo mẫu số 3 Nghị định 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018.

Căn cứ khoản 1, khoản 2, Điều 20, Nghị định 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, quy định:

"Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa ở địa phương là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa ở địa phương tiến hành việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn quản lý theo quy định của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực".

8.2. Về sản phẩm, hàng hóa kính nổi

Kinh nổi có màu không thuộc danh mục phải thực hiện chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy theo QCVN 16:2019/BXD.

8.3. Về kiểm tra chỉ tiêu kỹ thuật của sản phẩm, hàng hóa gạch gốm ốp lát có bề mặt trang trí không phẳng

Theo Bảng 1 và Phụ lục E của QCVN 16:2019/BXD quy định kiểm tra 05 chỉ tiêu đối với gạch gốm ốp lát. Đối với gạch gốm ốp lát có bề mặt không phẳng, sẽ không thể có quy định là chỉ thử 03 chỉ tiêu do trong TCVN 6415:2016 không quy định.

Trên thực tế, tổ chức thử nghiệm sẽ xem xét đối với từng loại sản phẩm cụ thể để xác định là chỉ tiêu nào không thể kiểm tra được và có trách nhiệm với kết luận của mình.

Mặt khác, khi áp dụng đối với bề mặt gạch không phẳng sẽ không có căn cứ, cơ sở để xác định chính xác thế nào là “bề mặt không phẳng”.

8.4. Về yêu cầu kỹ thuật của tấm thạch cao

Tại thị trường Việt Nam hiện nay, tấm thạch cao, có chiều dày từ 6,4 đến 25,4 mm và chưa có trường hợp nào có chiều dày nằm ngoài phạm vi này. Các tìm thạch cao quy định trong tiêu chuẩn ASTM C1396/C1396M-17 được phân loại theo mục đích sử dụng, cụ thể như: Tấm tường thạch cao, Tấm nền thạch cao chịu ẩm,... mà không có quy định cho loại Tấm thạch cao chịu ẩm.

Đối với các loại tấm thạch cao chịu ẩm có chiều dày 9,0 và 9,5 mm trên thị trường chủ yếu là Tấm thạch cao tường hoặc Tấm thạch cao trang trí và nhà sản xuất có cải tiến, bổ sung thêm tính năng chịu ẩm cho sản phẩm. Vì vậy, khi thực hiện công tác chứng nhận hợp quy cho 02 loại sản phẩm này sẽ đánh giá theo Tấm thạch cao tường hoặc Tấm thạch cao trang trí và sẽ không đánh giá độ hút nước như đối với Tấm nền thạch cao chịu ẩm.

Đối với Tấm nền thạch cao chịu ẩm: nếu có chiều dày nằm ngoài phạm vi của tiêu chuẩn sẽ không đánh giá chất lượng vi không có cơ sở để thực hiện.

8.5. Về lấy mẫu, chứng nhận hợp quy đối với các loại ống và phụ tùng

Tại Khoản 7 Mục Vụ Bảng 1 - QCVN 16:2019/BXD có quy định về quy cách mẫu cho các loại ống. Trong đó, Mục 7.1 và Mục 7.2 có quy định về quy cách mẫu đối với cả ống và phụ tùng

Đối với Mục 7.3, quy cách lấy mẫu tương tự tại Mục 7.1 và Mục 7.2.

Đối với Mục 7.4 và Mục 7,5, quy cách mẫu là như nhau và chỉ lấy mẫu đối với ống, không lấy mẫu đối với phụ tùng. (Quy cách mẫu như quy định tại Mục 7.4 - Bảng 1 - QCVN 16:2019/BXD).

8.6. Về đá bazan

Sản phẩm đá bazan không thuộc danh mục phải thực hiện chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy theo QCVN 16:2019/BXD.

Công văn 4945/BXD-KHCN được ban hành ngày 12/10/2020.

Châu Thanh

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 7,060

Bài viết về

lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]