Đây là nội dung tại Quyết định 1250/QĐ-BTNMT ngày 09/6/2022 về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 04/NQ-CP về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước.
Tranh chấp đất đai không có sổ đỏ: Tòa án là nơi duy nhất giải quyết?
Theo đó, một trong những nội dung định hướng phân quyền khi sửa Luật Đất đai là:
Quy định Tòa án nhân dân giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp đương sự không có Giấy chứng nhận (sổ đỏ) hoặc không có giấy tờ khác về quyền sử dụng đất theo quy định thay cho việc nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp có thẩm quyền.
Hiện hành, theo khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai 2013, có 02 hình thức giải quyết tranh chấp đất đai khi không có sổ đỏ gồm: - Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền. - Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. |
Như vậy, với định hướng này thì Tòa án sẽ là nơi duy nhất giải quyết tranh chấp đất đai khi không có sổ đỏ.
Ngoài nội dung trên, định hướng phân quyền khi sửa Luật Đất đai còn đề cập đến việc bổ sung trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và một số cơ quan trung ương trong việc thực hiện quyền đại diện sở hữu toàn dân về đất đai đối với các vấn đề quan trọng quốc gia.
Xem thêm tại Quyết định 1250/QĐ-BTNMT ngày 09/6/2022.
>>> Xem thêm: Gửi đơn yêu cầu giải quyết hòa giải tranh chấp đất đai đến UBND xã nơi cư trú hay nơi có đất tranh chấp?
Châu Thanh