Hạn chế chuyển đổi đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp (Hình từ Internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Chính phủ vừa thông qua Nghị quyết 115/NQ-CP ngày 05/9/2022 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 39/2021/QH15 về Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021-2025.
Trong đó, Chính phủ đặt ra một số nhiệm vụ, giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai và pháp luật khác có liên quan, cụ thể:
- Đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất đai;
Điều tiết các nguồn thu từ đất để cân đối, phân phối hợp lý tạo nguồn lực phát triển đồng đều giữa các vùng miền; hài hòa lợi ích giữa các bên trong quá trình chuyển đổi đất đai theo quy hoạch, nhất là bảo đảm cho người bị thu hồi đất có cuộc sống, sinh kế tốt hơn, quan tâm phúc lợi xã hội cho người chưa đến tuổi lao động, không còn tuổi lao động và các đối tượng chính sách, yếu thế trong xã hội;
- Tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng đất chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện các dự án đầu tư theo quy hoạch;
Cho phép linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong phạm vi tối đa 300 nghìn ha đất trồng lúa nhưng không làm thay đổi tính chất, điều kiện sử dụng đất trồng lúa để có thể chuyển đổi trở lại trồng lúa khi cần thiết;
Hạn chế và kiểm soát chặt chẽ việc chuyển đổi đất trồng lúa, nhất là đất chuyên trồng lúa nước sang đất phi nông nghiệp, đặc biệt là đất khu công nghiệp;
- Hoàn thiện các quy định về thu hồi đất, giải phóng mặt bằng tạo không gian cho phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo quỹ đất ở vùng phụ cận dự án hạ tầng kỹ thuật, xây dựng, chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn để đấu giá quyền sử dụng đất, tăng nguồn thu từ đất đai;
Hoàn thiện các quy định để quản lý chặt chẽ việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, đảm bảo yêu cầu minh bạch và không để thất thu thuế nhà nước;
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách theo hướng đẩy mạnh cải cách hành chính, rút gọn các thủ tục hành chính; bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch thông tin quy hoạch sử dụng đất;
Tăng cường phân công, phân cấp đi đôi với kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc thực hiện thẩm quyền được phân cấp; quan tâm thu hút đầu tư, phát triển tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước; thúc đẩy phát triển vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn;
- Nghiên cứu xây dựng các tiêu chí, định mức, quy định về suất đầu tư trên một đơn vị diện tích để bảo đảm quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên đất đai.
Bên cạnh các nhiệm vụ, giải pháp nêu trên, trong năm 2022 Chính phủ phân công một số nhiệm vụ chủ yếu thực hiện Nghị quyết 39/2021/QH15 của Quốc hội đơn cử như:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì xây dựng, ban hành các tiêu chí cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất sang mục đích khác;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tổ chức lập quy hoạch vùng;
- Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ trì tổ chức lập quy hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2021 - 2025;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức lập quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030;...
Xem chi tiết tại Nghị quyết 115/NQ-CP ngày 05/9/2022 có hiệu lực từ ngày ký ban hành.
>>> Xem thêm: Mẫu mới nhất Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất? Hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất gồm những tài liệu?
Như Mai