Trình tự, thủ tục, quy trình giám sát đầu tư
của cộng đồng được thực hiện theo quy định tại Điều
83 Luật Đầu tư công và Nghị định
này.
Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng được quyền yêu cầu các cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền cung cấp các thông tin về quy hoạch phát triển kinh tế - xã
hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch
phát triển kết cấu hạ tầng, quy hoạch xây dựng chi tiết các khu đô thị, khu dân
cư, khu công nghiệp và kế hoạch đầu tư có liên quan trên địa bàn xã theo quy
định của pháp luật; yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan trả lời
về các vấn đề thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, Ban Giám sát đầu tư của cộng
đồng có quyền yêu cầu chủ chương trình, chủ đầu tư trả lời, cung cấp các thông
tin phục vụ việc giám sát đầu tư: Quyết định đầu tư; thông tin về chủ đầu tư,
Ban quản lý dự án, địa chỉ liên hệ; tiến độ và kế hoạch đầu tư; diện tích chiếm
đất và sử dụng đất; quy hoạch mặt bằng chi tiết và phương án kiến trúc; đền bù,
giải phóng mặt bằng và phương án tái định cư; phương án xử lý chất thải và bảo
vệ môi trường.
Đối với các chương trình, dự án đầu tư có nguồn
vốn và công sức của cộng đồng, dự án sử dụng ngân sách cấp xã hoặc bằng nguồn
tài trợ trực tiếp của các tổ chức, cá nhân cho cấp xã, ngoài các nội dung trên,
chủ chương trình, chủ đầu tư có trách nhiệm cung cấp thêm thông tin về quy
trình, quy phạm kỹ thuật, chủng loại và định mức vật tư; kết quả nghiệm thu và
quyết toán công trình.
Quyền giám sát đầu tư của cộng đồng còn thể
hiện qua việc kiến nghị các cấp có thẩm quyền đình chỉ thực hiện đầu tư, vận
hành dự án trong 2 trường hợp sau: 1- Phát hiện thấy dấu hiệu vi phạm pháp luật
trong quá trình thực hiện dự án gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, an
ninh, văn hoá - xã hội, môi trường sinh sống của cộng đồng; 2- Chủ đầu tư không
thực hiện công khai thông tin về chương trình, dự án đầu tư theo quy định của
pháp luật.
Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày
20/10/2015.
Hoàng
Diên
Theo
Cổng thông tin điện tử Chính phủ