Ảnh minh họa - Internet
Theo đó, cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện gồm: Khu vực đặt bàn phải có mái che, kín gió, không bị chói mắt. Sàn bằng phẳng, không trơn trượt. Bàn bóng được đặt trong khu vực có kích thước chiều rộng ít nhất 5m, chiều dài ít nhất 8m. Mặt bàn có độ nẩy đồng đều khoảng 23cm khi để quả bóng tiêu chuẩn rơi từ độ cao 30cm xuống mặt bàn. Quả bóng hình cầu có đường kính 40mm, nặng 2,7g làm bằng chất liệu xen-lu-lô-ít hoặc chất liệu nhựa dẻo tương tự, có mầu trắng hoặc màu da cam.
Lưới và cọc lưới có chiều cao 15.25cm. Khoảng cách giới hạn ngoài đường biên dọc với cọc lưới là 15.25cm, mép trên của lưới phải cao đều 15.25cm, mép dưới của lưới phải sát với mặt bàn, cạnh bên của lưới phải sát với cọc lưới.
Bảo đảm ánh sáng đồng đều tới các điểm trên mặt bàn và khu vực bàn bóng ít nhất 300 Lux, đèn được thiết kế cho mỗi bàn có chiều cao ít nhất tính từ mặt bàn là 4m. Có túi sơ cứu theo quy định của Bộ Y tế, nơi thay đồ, cất giữ đồ và khu vực vệ sinh. Có bảng nội quy quy định những nội dung chủ yếu sau: Giờ tập luyện, đối tượng tham gia tập luyện, các đối tượng không được tham gia tập luyện, biện pháp bảo đảm an toàn khi tập luyện.
Ngoài ra khi thi đấu bàn bóng được đặt trong khuôn viên có kích thước chiều rộng ít nhất 7m, chiều dài ít nhất 14m. Có bàn để bảng lật số, ghế trọng tài.
Mỗi người hướng dẫn tập luyện hướng dẫn không quá 30 người trong một buổi tập.
Tổng cục Thể dục thể thao, Liên đoàn Bóng bàn Việt Nam hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức tập huấn chuyên môn cho người hướng dẫn tập luyện môn Bóng bàn. Giấy chứng nhận tập huấn chuyên môn do cơ quan tổ chức tập huấn cấp.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 05/3/2018.
Diệp Phong