Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
Theo đó, người có thời gian đảm nhiệm chức vụ hiệu trưởng cơ sở giáo dục; được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chức danh trưởng phòng hoặc tương đương và đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm trưởng phòng GD&ĐT:
- Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước về lĩnh vực GD&ĐT và các lĩnh vực liên quan để vận dụng vào công tác lãnh đạo, quản lý ngành giáo dục ở địa phương;
Gương mẫu về đạo đức, lối sống, chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước.
- Có năng lực dự báo, tư duy chiến lược, định hướng phát triển và tổng kết thực tiễn; năng lực quản lý sự thay đổi, năng lực xử lý thông tin và truyền thông trong GD&ĐT.
- Có năng lực tham mưu cho UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp huyện trong việc xây dựng, triển khai các chủ trương, chính sách về GD&ĐT; năng lực tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của phòng GD&ĐT theo quy định để giải quyết các vấn đề về GD&ĐT địa phương.
- Có năng lực tập hợp quần chúng, đoàn kết nội bộ, thực hiện dân chủ; xây dựng môi trường làm việc văn hóa, phát huy sức sáng tạo của các thành viên trong cơ quan phòng GD&ĐT và các cơ sở giáo dục trực thuộc.
- Có năng lực phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
- Tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
- Có chứng chỉ chương trình bồi dưỡng trưởng phòng, phó trưởng phòng GD&ĐT theo quy định của Bộ GD&ĐT.
- Có thời gian công tác trong ngành giáo dục ít nhất 05 năm.
Thông tư 10/2019/TT-BGDĐT chính thức có hiệu lực từ ngày 30/9/2019.
Phạm Hồng