Người lao động muốn thì hãy để họ nghỉ việc, tránh giữ xác không hồn!

13/08/2019 15:04 PM

Tại Dự thảo Bộ luật lao động (sửa đổi) có đưa ra phương án người lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần phải có lý do, chỉ cần đáp ứng thời hạn báo trước là đủ.

người lao động

Ảnh minh họa (Nguồn Internet)

Với nội dung này nhiều người cho rằng Dự thảo đã bảo vệ quyền lợi của người lao động một cách quá mức, ảnh hưởng đến quyền của người sử dụng lao động. Tuy nhiên, theo tôi việc quy định như phương án nêu trên là hoàn toàn phù hợp với thực tiễn.

Hiện nay, người lao động quyết định rời bỏ Công ty đa phần vì quyền lợi tiền lương, bảo hiểm, phúc lợi, khả năng thăng tiến, môi trường làm việc hoặc yếu tố khác không còn thỏa mãn yêu cầu của họ. Một khi yêu cầu không được thỏa mãn thì họ hết động lực để gắn bó cùng Công ty, người lao động muốn tìm một môi trường khác phù hợp hơn. Nếu Công ty cứ cản trở, quyết giữ người lao động trong trường hợp này thì chỉ là có xác không hồn, năng suất lao động sẽ giảm xuống và dẫn đến thiệt hại cho Công ty.

Việc người lao động ra đi cũng là quy luật tất yếu của thị trường, nó mang bản sắc cung – cầu của thời đại 4.0, từ đó người sử dụng lao động sẽ thay đổi về môi trường làm việc, cải thiện chính sách phúc lợi, nâng cao đời sống cho người lao động để giữ chân được họ, doanh nghiệp nào không làm được điều này sẽ không có được nhân sự phù hợp. Tương lai sẽ giúp cho người lao động sống tốt, năng suất lao động cao, nền kinh tế phát triển bền vững. Nếu chúng ta cứ giữ mãi nguyên tắc “bảo hộ cho doanh nghiệp” là người lao động muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phải có lý do chính đáng thì nền kinh tế khó mà phát triển xa hơn – và chẳng khác gì doanh nghiệp đang ở thời kỳ 0.4.

Điều 35. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Phương án 1: Sửa đổi (Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ không vì lý do gì mà chỉ cần thời hạn báo trước)

1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước:

a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 01 tháng trở lên;

c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 01 tháng.

2. Người lao động không cần báo trước theo quy định tại Khoản 1 Điều này trong những trường hợp sau:

a) Người lao động không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận;

b) Người lao động không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn như đã thống nhất giữa các bên;

c) Người lao động bị ngược đãi, quấy rối tình dục hoặc cưỡng bức lao động.

d) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

3. Người lao động phải báo trước dài hơn thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều này đối với một số ngành nghề, công việc đặc thù theo quy định của Chính phủ.

Hữu Phạm

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 11,723

Bài viết về

lĩnh vực Lao động - Tiền lương

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]