Chỉ thị của Bộ Y tế về tăng cường biện pháp phòng chống COVID-19

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
05/10/2020 14:07 PM

Bộ Y tế có Chỉ thị 21/CT-BYT ngày 01/10/2020 về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.

Chỉ thị của Bộ Y tế về tăng cường biện pháp phòng chống COVID-19

Ch th ca B Y tế v tăng cưng bin pháp phòng chng COVID-19

Để tăng cường công tác phòng chống dịch COVID-19 thời gian tới, Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ thị:

1. Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Y tế ngành, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ tổ chức thực hiện nghiêm các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện 1300/CĐ-TTg ngày 24/9/2020 về việc phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Tiếp tục tham mưu cho Tỉnh ủy, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố triển khai các biện pháp phòng, chống dịch và trực tiếp chỉ đạo thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch theo các hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia, Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan.

2. Đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

- Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực tiếp chịu trách nhiệm về công tác phòng, chống dịch tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; tuyệt đối không để lây nhiễm chéo trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

- Triển khai tiêu chí bệnh viện an toàn phòng chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh truyền nhiễm, bảo đảm hoạt động khám, chữa bệnh an toàn; cập nhật thường xuyên việc thực hiện bệnh viện an toàn thông qua ứng dụng công nghệ thông tin theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

- Thực hiện nghiêm việc sàng lọc, phân loại, phân luồng, kiểm soát triệt để người bệnh tới khám bệnh, chữa bệnh, người đi lại giữa các khoa, phòng để phòng, chống lây nhiễm trong bệnh viện; chú trọng đảm bảo công tác kiểm soátnhiễm khuẩn tại bệnh viện, nhất là tại các khoa điều trị bệnh nhân nặng; đảm bảo công tác quản lý chất thải, vệ sinh môi trường.

- Thực hiện xét nghiệm COVID-19 theo quy định; xét nghiệm bệnh nhân có bất kỳ biểu hiện triệu chứng của bệnh, xét nghiệm bệnh nhân nặng, bệnh nhân nằm ở các khoa cấp cứu, thận nhân tạo, hồi sức tích cực, hô hấp…; xét nghiệm cho nhân viên y tế tại các khoa này, tránh việc lây nhiễm từ nhân viên y tế cho người bệnh.

- Tất cả các nhân viên y tế, bệnh nhân, người nhà đến thăm, chăm sóc phải thực hiện cài đặt và bật ứng dụng truy vết, ứng dụng khai báo y tế nếu sử dụng thiết bị di động thông minh; có hình thức phân luồng ưu tiên đối người đến khám, điều trị thực hiện việc cài đặt và bật ứng dụng truy vết. Mở rộng ứng dụng công nghệ thông tin trong việc đăng ký lịch khám, chữa bệnh, tư vấn sức khỏe, khám bệnh từ xa.

- Thực hiện chăm sóc sức khỏe toàn diện cho bệnh nhân tại bệnh viện và các biện pháp đảm bảo an toàn cho các đối tượng có nguy cơ cao là người cao tuổi, người có bệnh lý nền, người khuyết tật… Hạn chế người nhà đến thăm, chăm sóc người bệnh; trường hợp cần thiết thì phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch cá nhân theo quy định của Bộ Y tế.

- Tổ chức tập huấn chuyên môn về phòng, chống dịch COVID-19 cho nhân viên y tế, đặc biệt trong việc tiếp nhận bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh, dự phòng lây nhiễm đối với nhân viên y tế và tại cơ sở y tế, kỹ thuật sử dụng máy thở.

- Chuẩn bị đầy đủ thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế để sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân, đáp ứng với tình huống dịch bệnh. Chuẩn bị kỹ lưỡng kịch bản cho tình huống xấu; tổ chức diễn tập cho các tình huống.

- Triển khai kế hoạch kiểm tra, giám sát hàng ngày việc tuân thủ các biện pháp đảm bảo an toàn phòng, chống dịch tại các khoa, phòng và toàn bộ bệnh viện; đồng thời có phương án xử lý, kỷ luật đối với các đơn vị, cá nhân không tuân thủ.

3. Đối với các đơn vị y tế dự phòng

- Thực hiện nghiêm việc kiểm dịch y tế tại các cửa khẩu, yêu cầu tất cả người nhập cảnh bắt buộc phải khai báo y tế; khuyến cáo mạnh mẽ việc cài đặt ứng dụng Bluezone phục vụ truy vết nhanh; giám sát phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh; tổ chức phân loại các trường hợp phải cách ly phù hợp theo quy định ngay tại cửa khẩu; theo dõi, cập nhật tình hình sức khỏe của người nhập cảnh hằng ngày trong thời gian cách ly, giám sát y tế.

- Tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh tại cộng đồng; thực hiện khoanh vùng, cách ly kịp thời, xử lý triệt để ổ dịch không để lây lan, bùng phát trong cộng đồng.

- Triển khai kế hoạch xét nghiệm theo các giai đoạn của dịch bệnh, nhóm đối tượng ưu tiên; xác định phương án gộp mẫu xét nghiệm phù hợp, điều chuyển mẫu cho các đơn vị khác để giám sát, phát hiện, cách ly, điều trị kịp thời và đảm bảo chất lượng kết quả xét nghiệm, an toàn sinh học, tiết kiệm nguồn lực.

ều tra, xác minh, đánh giá, xử lý ổ dịch và hỗ trợ tuyến dưới khi cần thiết; tổ chức diễn tập, tập huấn về giám sát phòng, chống dịch COVID-19 cho cán bộ y tế về công tác báo cáo, giám sát, lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển mẫu và xét nghiệm.

- Tăng cường truyền thông, giáo dục sức khỏe cộng đồng về phòng, chống dịch COVID-19; đẩy mạnh tuyên truyền thông điệp 5K của Bộ Y tế, cài đặt và sử dụng các ứng dụng truy vết, ứng dụng khai báo y tế.

4. Đối với Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - Tham mưu chính quyền địa phương đầu tư nguồn lực, thực hiện phương châm 4 tại chỗ khi dịch xảy ra trên địa bàn.

- Phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện phòng, chống dịch trong tình hình mới đối với các cơ quan, đơn vị, trường học và các địa điểm cần giám sát trên địa bàn; có biện pháp xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

- Chỉ đạo quản lý, theo dõi, giám sát chặt chẽ người nhập cảnh; xét nghiệm cho người nhập cảnh theo quy định, tuyệt đối không để lây nhiễm trong các cơ sở cách ly và từ cơ sở cách ly ra ngoài cộng đồng, đặc biệt khi thực hiện cách ly tại các cơ sở lưu trú, khách sạn hay các đơn vị cách ly ngoài quân đội. Xử lý nghiêm các trường hợp khai báo y tế không trung thực, không thực hiện cách ly theo quy định.

- Xây dựng và triển khai phương án chuẩn bị đầy đủ thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế để hỗ trợ các cơ sở y tế đáp ứng với tình huống dịch bệnh trên địa bàn.

- Chỉ đạo và hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện đầy đủ, kịp thời về chế độ bảo hộ lao động, chế độ phụ cấp thường trực phòng, chống dịch theo quy định hiện hành.

5. Đối với các Viện nghiên cứu

- Rà soát, tham mưu các biện pháp chuyên môn kỹ thuật về giám sát, đáp ứng chống dịch COVID-19 phù hợp với tình hình dịch và tiến bộ kỹ thuật của các nước trên thế giới; hướng dẫn, giám sát các địa phương thực hiện các hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật theo quy định.

- Tiếp tục hỗ trợ các địa phương, đơn vị trong việc xây dựng, đánh giá, công nhận năng lực xét nghiệm khẳng định, tăng nhanh công suất xét nghiệm xác định SARS-CoV-2 khi cần thiết; đề xuất sử dụng sinh phẩm theo từng tình huống dịch và đánh giá hiệu quả gộp mẫu xét nghiệm theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

- Tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển vắc xin phòng bệnh COVID-19, các phương pháp xét nghiệm mới để sàng lọc, xác định SARS-CoV-2; tập trung hợp tác quốc tế với các quốc gia đã có kết quả thử nghiệm lâm sàng vắc xin phòng bệnh COVID-19.

Chỉ thị 21/CT-BYT được Bộ Y tế ban hành ngày 01/10/2020.

Châu Thanh

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 3,464

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]