Chính sách mới về giáo dục có hiệu lực từ tháng 7/2022 (Ảnh minh họa)
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT về Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non (có hiệu lực từ 22/7/2022)
Theo đó, chính sách ưu tiên theo đối tượng chính sách được quy định như sau:
- Mức điểm ưu tiên áp dụng cho nhóm đối tượng
+ Nhóm đối tượng UT1 (gồm các đối tượng 01 đến 04) là 2,0 điểm
+ Nhóm đối tượng UT2 (gồm các đối tượng 05 đến 07) là 1,0 điểm;
- Mức điểm ưu tiên cho những đối tượng chính sách khác do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quyết định;
- Mức điểm ưu tiên cho những đối tượng chính sách khác (được quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành) do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quyết định;
- Thí sinh thuộc nhiều diện đối tượng chính sách được hưởng điểm ưu tiên nêu trên chỉ được tính một mức điểm ưu tiên cao nhất.
- Tất cả các mức điểm ưu tiên được quy định nêu trên tương ứng với tổng điểm 3 môn (trong tổ hợp môn xét tuyển) theo thang điểm 10 đối với từng bài thi/môn thi (không nhân hệ số);
Trường hợp phương thức tuyển sinh sử dụng thang điểm khác thì mức điểm ưu tiên được quy đổi tương đương.
Lưu ý: Từ năm 2023, điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) được xác định theo công thức sau:
Điểm ưu tiên = [(30 - Tổng điểm đạt được)/7,5] x Mức điểm ưu tiên quy định tại khoản 1, 2 Điều 7 Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT.
Thông tư 30/2022/TT-BTC hướng dẫn cơ chế tài chính thực hiện Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019-2030, có hiệu lực từ ngày 20/7/2022.
Theo đó, nội dung về học phí và các khoản có liên quan đến học phí trong hỗ trợ đối với phương thức đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài trình độ tiến sĩ và thạc sĩ như sau:
- Thực hiện thanh toán theo hợp đồng ký kết giữa Bộ GD&ĐT với cơ sở đào tạo ở nước ngoài hoặc theo mức do cơ sở đào tạo ở nước ngoài thông báo trong giấy báo tiếp nhận học viên (chi bằng đồng đôla Mỹ hoặc bằng đồng tiền của nước sở tại);
- Tối đa không quá 25.000 đô la Mỹ/người học/năm học hoặc tương đương với đồng tiền của nước sở tại.
- Trường hợp mức học phí cao hơn mức 25.000 đô la Mỹ/người học/năm thì mức chênh lệch học phí cao hơn do người học tự chi trả hoặc do cơ sở giáo dục đại học cử giảng viên đi học chi trả theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
- Trường hợp đặc biệt, cần thu hút và tạo nguồn giảng viên từ những sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Nghị định 140/2017/NĐ-CP thì Bộ trưởng Bộ GD&ĐT xem xét, quyết định đối với từng trường hợp cụ thể, thực hiện thanh toán theo mức học phí quy định của cơ sở đào tạo và trong phạm vi dự toán được giao.
Nội dung này được quy định tại Thông tư 09/2022/TT-BGDĐT quy định về Danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục đại học (có hiệu lực từ ngày 22/7/2022)
Theo đó, các ngành được bổ sung, sửa đổi vào Danh mục các ngành đào tạo trình độ thạc sĩ gồm có:
- Mã ngành 8140113: Giáo dục và phát triển cộng đồng
- Mã ngành 8310402:Tâm lý học lâm sàng
- Mã ngành 8380101: Luật
- Mã ngành 8460108: Khoa học dữ liệu
- Mã ngành 848010: Trí tuệ nhân tạo
- Mã ngành 8520138: Kỹ thuật hàng hải
- Mã ngành 8860103: Trinh sát kỹ thuật
- Mã ngành 8860107: Kỹ thuật Công an nhân dân
- Mã ngành 8860118: An ninh phi truyền thống
Ngoài các mã ngành được bổ sung tại Danh mục đã sửa đổi một số ngành khác, gồm:
- Mã ngành 8220241: Ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu
(So với Thông tư 25/2017/TT-BGDĐT, mã cũ là 6022024)
- Mã ngành 8229042: Quản lý văn hóa
(So với Thông tư 25/2017/TT-BGDĐT, mã cũ là 8319042)
- Mã ngành 8229043: Văn hóa so sánh
(So với Thông tư 25/2017/TT-BGDĐT, mã cũ là 8319043)
- Mã ngành 8310110: Quản lý kinh tế
(So với Thông tư 25/2017/TT-BGDĐT, mã cũ là 8340410)
- Mã ngành 8720110: Y học dự phòng
(So với Thông tư 25/2017/TT-BGDĐT, mã cũ là 8720163)
- Mã ngành 8720115: Y học cổ truyền
(So với Thông tư 25/2017/TT-BGDĐT, mã cũ là 8720113)
- Mã ngành 8720212: Tổ chức quản lý dược
(So với Thông tư 25/2017/TT-BGDĐT, mã cũ là 8720412)
- Mã ngành 8860214:Biên phòng
(So với Thông tư 25/2017/TT-BGDĐT, mã cũ là 8860215)
- Mã ngành 8720157: Nhãn khoa
(So với Thông tư 25/2017/TT-BGDĐT, tên cũ là Mắt (nhãn khoa))
Ngày 23/5/2022, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 07/2022/TT-BGDĐT về công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục.
Theo đó, triển khai hỗ trợ các hoạt động đối với khởi nghiệp cho sinh viên ở các cơ sở giáo dục đại học, cụ thể:
- Tổ chức tuyên truyền về các hoạt động đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp cho sinh viên thông qua hoạt động đào tạo, hoạt động ngoại khóa, qua tài liệu và các phương tiện truyền thông.
- Xây dựng chương trình đào tạo, chuyên đề bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho sinh viên theo hướng bắt buộc hoặc tự chọn.
- Giáo dục, nâng cao nhận thức, truyền thụ tinh thần khởi nghiệp cho sinh viên thông qua triển khai “Tuần sinh hoạt công dân - Học sinh, sinh viên”.
- Tổ chức bồi dưỡng, đào tạo, rèn luyện nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp cho sinh viên thông qua chương trình đào tạo, nghiên cứu tài liệu, hoạt động ngoại khóa, phương tiện công nghệ thông tin, hoạt động phối hợp với các đối tác.
- Hỗ trợ, tạo điều kiện thành lập các câu lạc bộ sinh viên nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp.
- Tổ chức thực hành, triển khai các dự án khởi nghiệp cho sinh viên thông qua hoạt động phối hợp với các đối tác; tổ chức cho sinh viên tham gia các cuộc thi, hội chợ, triển lãm trưng bày, giới thiệu thành tựu khoa học kỹ thuật, dự án khởi nghiệp.
Thông tư 07/2022/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 08/7/2022 và thay thế Quyết định 68/2008/QĐ-BGDĐT.
Ngọc Nhi