Tổng hợp mức phạt hành chính với luật sư cản trở hoạt động tố tụng

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
31/08/2022 10:04 AM

Luật sư cản trở hoạt động tố tụng sẽ bị phạt hành chính như thế nào? - Đăng Khoa (Đồng Nai)

Tổng hợp mức phạt hành chính với luật sư cản trở hoạt động tố tụng

Tổng hợp mức phạt hành chính với luật sư cản trở hoạt động tố tụng (Hình từ internet)

Tổng hợp mức phạt hành chính với luật sư cản trở hoạt động tố tụng

Các mức phạt hành chính với luật sư cản trở hoạt động tố tụng được quy định tại Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15, cụ thể như sau:

* Hành vi tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với luật sư thực hiện một trong các hành vi sau đây:

- Cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, người có thẩm quyền;

- Lôi kéo, xúi giục, lừa dối, mua chuộc, đe dọa hoặc sử dụng vũ lực buộc người khác tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật.

(Khoản 3 Điều 9)

* Hành vi tiết lộ bí mật điều tra

- Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đối với luật sư tiết lộ bí mật điều tra mặc dù đã được Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên hoặc Kiểm tra viên yêu cầu phải giữ bí mật.

- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với luật sư tiết lộ bí mật điều tra làm trì hoãn, kéo dài thời gian điều tra mặc dù đã được Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên hoặc Kiểm tra viên yêu cầu phải giữ bí mật.

(Khoản 2, 3 Điều 10)

* Hành vi cản trở hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với luật sư lừa dối, đe dọa, mua chuộc hoặc sử dụng vũ lực buộc người bị hại khai báo gian dối hoặc buộc người khác ra làm chứng gian dối.

(Khoản 5 Điều 13)

* Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín, xâm hại sức khỏe của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng

- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với luật sư xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Trường hợp hành vi vi phạm của luật sư đến mức phải áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam có thời hạn theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính thì việc xử phạt được áp dụng theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp.

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với luật sư đe dọa, sử dụng vũ lực hoặc có hành vi khác xâm hại sức khỏe của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

(Khoản 3, 4 Điều 15)

* Hành vi cản trở hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ của cơ quan, người có thẩm quyền

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với luật sư lừa dối, đe dọa, mua chuộc, cưỡng ép hoặc sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người làm chứng ra làm chứng hoặc buộc người khác ra làm chứng gian dối.

(Khoản 5 Điều 18)

* Hành vi xúc phạm, xâm hại đến sự tôn nghiêm, uy tín của Tòa án; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín, xâm hại sức khỏe của người có thẩm quyền hoặc những người khác thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của Tòa án

- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với luật sư thực hiện một trong các hành vi sau:

+ Xúc phạm, xâm hại đến sự tôn nghiêm, uy tín của Tòa án;

+ Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có thẩm quyền hoặc những người khác thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của Tòa án.

Trường hợp hành vi vi phạm của luật sư đến mức phải áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam có thời hạn theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính thì việc xử phạt được áp dụng theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp.

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với luật sư đe dọa, sử dụng vũ lực hoặc có hành vi khác xâm hại sức khỏe của người có thẩm quyền hoặc những người khác thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của Tòa án.

(Khoản 3, 4 Điều 21)

* Hành vi đưa tin sai sự thật

- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với luật sư đưa tin sai sự thật nhằm cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án.

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với luật sư đưa tin sai sự thật làm trì hoãn, kéo dài thời gian tiến hành hoạt động tố tụng của Tòa án.

(Khoản 3, 4 Điều 22)

Luật sư trong các quy định trên là người tham gia tố tụng với tư cách:

- Người bào chữa của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự;

- Người đại diện hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính;

- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị đề nghị trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân, đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Diễm My

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 2,429

Bài viết về

lĩnh vực Thủ tục tố tụng

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]