Hình chụp một phần Nghị quyết 03/2022/NQ-HĐTP: Hướng dẫn Điều 304, 305, 306, 307, 308 Bộ luật Hình sự
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Hội đồng thẩm phán ban hành Nghị quyết 03/2022/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 304, Điều 305, Điều 306, Điều 307, Điều 308 của Bộ luật Hình sự.
“Chế tạo trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự” quy định tại khoản 1 Điều 304 của Bộ luật Hình sự là làm mới hoàn toàn hoặc lắp ráp từ những bộ phận chi tiết của vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự và có giá trị sử dụng theo tính năng tác dụng của chúng mà không được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền.
Cũng được coi là chế tạo trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự đối với trường hợp cơ sở sản xuất của lực lượng vũ trang và những cơ sở khác có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được sản xuất, lắp ráp vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự (theo danh mục) nhưng lại sản xuất, lắp ráp vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự loại khác (ngoài danh mục) hoặc chế tạo nhiều hơn số lượng cho phép, trừ trường hợp nghiên cứu cải tiến sản xuất vũ khí mới theo đề tài khoa học đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.
- “Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự” quy định tại khoản 1 Điều 304 của Bộ luật Hình sự là cất giữ vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Nơi tàng trữ có thể là nơi ở, nơi làm việc, mang theo trong người, trong hành lý hoặc cất giấu bất kỳ ở một vị trí nào khác mà người phạm tội đã chọn.
Cũng được coi là tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự đối với trường hợp vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự có từ bất kỳ nguồn nào (ví dụ: cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp, đào được, nhặt được) mà không khai báo, giao nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- “Chế tạo trái phép vật liệu nổ” quy định tại khoản 1 Điều 305 của Bộ luật Hình sự là hành vi làm ra, chế biến, pha chế tạo ra vật liệu nổ mà không được sự cho phép của cơ quan, người có thẩm quyền.
Cũng được coi là chế tạo trái phép vật liệu nổ đối với những cơ sở, doanh nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng lại chế tạo vật liệu nổ khác nằm ngoài danh mục hoặc chế tạo nhiều hơn số lượng cho phép. Trừ một số trường hợp đặc biệt được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.
* "Vật phạm pháp có số lượng lớn hoặc có giá trị lớn" quy định tại điểm khoản 2 Điều 304 của Bộ luật Hình sự :
- Súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên: từ 03 đến 10 khẩu;
- Đạn bộ binh cỡ 11,43 ly trở xuống: từ 301 đến 1.000 viên;
- Đạn súng máy cao xạ cỡ 12,7 ly đến 25 ly: từ 201 đến 600 viên;
- Bom, mìn, lựu đạn: từ 06 đến 20 quả;
- Súng trung liên, súng chống tăng, súng phóng lựu: từ 01 đến 05 khẩu;
- Súng đại liên, súng cối, súng ĐKZ, súng máy phòng không, tên lửa chống tăng cá nhân: từ 01 đến 02;
- Đạn cối, đạn pháo: từ 01 đến 10 quả;
- Thủy lôi: từ 01 đến 02 quả;
- Vật phạm pháp có giá trị từ 10.000.000 đến dưới 200.000.000 đồng;
- Vật phạm pháp khác có số lượng lớn theo quy định của pháp luật.
* “Vật phạm pháp có số lượng rất lớn hoặc có giá trị rất lớn” quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 304 của Bộ luật Hình sự:
- Súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên: từ 11 đến 30 khẩu;
- Đạn bộ binh cỡ 11,43 ly trở xuống: từ 1.001 đến 3.000 viên;
- Đạn súng máy cao xạ cỡ 12,7 ly đến 25 ly: từ 601 đến 2.000 viên; d) Bom, mìn, lựu đạn: từ 21 đến 50 quả;
- Súng trung liên, súng chống tăng, súng phóng lựu: từ 06 đến 30 khẩu;
- Súng đại liên, súng cối, súng ĐKZ, súng máy phòng không, tên lửa chống tăng cá nhân: từ 03 đến 20 khẩu;
- Đạn cối, đạn pháo: từ 11 đến 30 quả; h) Thủy lôi: từ 03 đến 10 quả; i) Ngư lôi: từ 01 đến 02 quả;
- Pháo mặt đất, pháo phòng không: từ 01 đến 02 khẩu;
- Vật phạm pháp có giá trị từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
- Vật phạm pháp khác có số lượng rất lớn theo quy định của pháp luật.
Xem chi tiết tại Nghị quyết 03/2022/NQ-HĐTP có hiệu lực từ ngày 01/11/2022.