Điểm mới trong Dự thảo Luật quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
07/03/2023 14:11 PM

Dự thảo Luật Quản lý bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự có một số quy định mới so với Pháp lệnh Bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.

Điểm mới trong Dự thảo Luật quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự

Điểm mới trong Dự thảo Luật quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự

1. Hoàn thiện quy định về nội dung quản lý, xác định vi phạm bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự

Một số quy định tại Dự thảo Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự:

- Những nguyên tắc cơ bản;

- Nội dung quản lý khu vực thuộc phạm vi bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự;

- Cách xác định ranh giới các khu vực thuộc phạm vi bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự;

- Quy định về tiêu chí phân loại, phân nhóm công trình quốc phòng và khu quân sự.

Dự thảo Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự giao Chính phủ quy định chi tiết về công trình quốc phòng và khu quân sự:

- Việc tháo dỡ, di dời;

- Cách xác định phạm vi bảo vệ.

2. Chế độ quản lý, bảo vệ đối với khu vực cấm, khu vực bảo vệ của các công trình quốc phòng và khu quân sự

- Dự thảo Luật quy định về tiêu chí, cách xác định phạm vi khu vực cấm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn và hành lang an toàn kỹ thuật hệ thống anten quân sự của các công trình quốc phòng và khu quân sự (tùy theo chủng loại, tính chất, mục đích sử dụng, vị trí, địa bàn xây dựng, yêu cầu quản lý, bảo vệ mà ngoài khu vực cấm, cấp có thẩm quyền quyết định phạm vi khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của công trình quốc phòng và khu quân sự)

- Luật quy định những nguyên tắc cơ bản về chế độ quản lý, bảo vệ đối với khu vực cấm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn và hành lang an toàn kỹ thuật hệ thống anten quân sự của các công trình quốc phòng và khu quân sự (trong đó có việc ra vào, đi lại, cư trú, sản xuất, kinh doanh, quay phim, chụp ảnh và các hoạt động khác trong khu vực cấm, khu vực bảo vệ)

3. Chuyển đổi mục đích sử dụng, tháo dỡ, di dời công trình quốc phòng và khu quân sự

Hoàn thiện quy định về các trường hợp chuyển đổi mục đích sử dụng, di dời, tháo dỡ công trình quốc phòng và khu quân sự, gồm:

- Các trường hợp được chuyển đổi;

- Nguyên tắc, thẩm quyền quyết định việc chuyển đổi;

- Trình tự, thủ tục tháo dỡ, di dời công trình quốc phòng và khu quân sự.

Quy định cụ thể chi phí bồi thường nộp vào ngân sách nhà nước để xây dựng công trình mới theo phương án tác chiến phòng thủ khi chuyển đổi mục đích sử dụng.

4. Chế độ, chính sách đối với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tại địa bàn bị ảnh hưởng do yêu cầu đối với công tác quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự

Quy định tại dự thảo Luật về quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân về tổ chức sản xuất, kinh doanh, xây dựng, khai thác tại khu vực liên quan đến quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu vực quân sự. Theo đó, xác định và quy định rõ về:

- Các chính sách hỗ trợ ưu tiên;

- Các chương trình để phát triển kinh tế - xã hội đối với địa phương bị ảnh hưởng lớn về phát triển kinh tế - xã hội;

- Hạn chế đầu tư nước ngoài do yêu cầu quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự;

- Chính sách hỗ trợ để bảo đảm an sinh xã hội đối với người dân (giáo dục; y tế; bảo hiểm; lao động, việc làm; sản xuất, kinh doanh, thuế, phí, lệ phí) bị ảnh hưởng, bị hạn chế quyền tại địa bàn có công trình quốc phòng và khu quân sự nhóm đặc biệt.

Xem thêm nội dung tại Dự thảo Luật quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự

Lê Vũ Trang Nhi

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 11,995

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]