Nội dung nổi bật dự án Luật Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Dương Châu Thanh
10/06/2023 11:21 AM

Hồ sơ dự án Luật Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ có nội dung gì nổi bật so với Luật Phòng cháy chữa cháy hiện hành? – Ngọc Vân (Đồng Nai).

Dự án Luật Phòng cháy chữa cháy

Nội dung nổi bật dự án Luật Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ

Nội dung nổi bật dự án Luật Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (Hình từ internet)

Nội dung nổi bật Dự án Luật Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ

Hồ sơ dự án Luật Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ có nội dung sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ theo hướng:

- Bổ sung lĩnh vực CNCH vào phạm vi điều chỉnh, nguyên tắc phòng cháy và chữa cháy của Luật.

- Bổ sung thuật ngữ, định nghĩa trong luật để làm rõ nội dung yêu cầu, xác định nội hàm các quy định về PCCC và CNCH, như: tổ liên gia PCCC; Chủ đầu tư; thẩm định về PCCC; thẩm tra về PCCC; thiết bị PCCC; thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, kinh phí phòng cháy chữa cháy; hoạt động tư vấn về PCCC; dự án đầu tư xây dựng; cơ sở; khu dân cư; người đứng đầu cơ sở; chủ hộ gia đình; cứu nạn; cứu hộ; sự cố, tai nạn...

- Sửa đổi, bổ sung trách nhiệm PCCC và CNCH nhằm điều chỉnh phạm vi trách nhiệm của, người dân, người đứng đầu cơ sở..... Bổ sung quy định thành viên trong tổ liên gia an toàn PCCC tham gia vào Đội dân phòng.

- Sửa đổi, bổ sung trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về PCCC và CNCH nhằm điều chỉnh phạm vi trách nhiệm của UBND các cấp; các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước; cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục; các cơ quan báo chí; các tổ chức Công đoàn Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các đoàn thể khác…

- Bổ sung lĩnh vực CNCH về trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên.

- Sửa đổi, bổ sung quy định về ban hành và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy để đồng bộ với Luật ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn.

- Sửa đổi, bổ sung quy định về kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy: bổ sung ngành nghề tư vấn về kiểm tra an toàn PCCC, thẩm duyệt PCCC, thi công, bảo dưỡng, bảo trì... hệ thống PCCC nhằm nâng cao trách nhiệm của cơ sở.

- Bổ sung chế độ, chính sách đối với người tham gia CNCH.

- Bổ sung quy định CNCH vào Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy.

- Bổ sung lĩnh vực CNCH trong quan hệ hợp tác và giúp đỡ, hỗ trợ của các nước và các tổ chức quốc tế.

- Sửa đổi, bổ sung quy định hành vi thi công khi chưa được thẩm duyệt và đưa vào sử dụng khi chưa được nghiệm thu đối với tất cả công trình, phương tiện giao thông thuộc diện thẩm duyệt, nghiệm thu đều bị nghiêm cấm.

- Sửa đổi, bổ sung các quy định về phòng cháy theo hướng:

+ Bổ sung một số nội dung trong biên pháp cơ bản về PCCC, như các biện pháp phòng cháy trong đầu tư xây dựng, hoạt động tuyên truyền, huấn luyện nghiệp vụ PCCC trong đầu tư xây dựng và tuyên truyền huấn luyện về PCCC nhằm phù hợp với yêu cầu thực tiễn và thống nhất trong các văn bản quy định hiện hành.

+ Bổ sung quy định về quy hoạch hạ tầng PCCC và CNCH (như: bảo đảm các quy định, điều kiện an toàn PCCC; bố trí đội chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; cấp nước chữa cháy; thông tin liên lạc chữa cháy; giao thông phục vụ xe chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ...) trong quy hoạch đô thị, nông thôn.

+ Về công tác thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC: (i) quy định cơ quan Công an chỉ thực hiện việc thẩm định thiết kế đối với hệ thống PCCC (hệ thống báo cháy, chữa cháy, đèn chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn, trang bị phương tiện chữa cháy ban đầu, trang bị phương tiện chữa cháy cơ giới); bổ sung quy định về thẩm tra đối với thiết kế về PCCC; (ii) đối với các nội dung liên quan đến kết cấu, thoát nạn, ngăn cháy và các hệ thống khác có liên quan (không phải hệ thống PCCC) quy định rõ trách nhiệm thẩm định chuyên ngành của các đơn vị liên quan; (iii) bổ sung quy định về nghiệm thu về PCCC.

+ Sửa đổi, bổ sung trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong đầu tư xây dựng và sử dụng công trình nhằm nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình thiết kế dự án và các nội dung liên quan về PCCC; tăng trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về xây dựng, điện lực, cấp thoát nước và chính quyền cấp cơ sở; xác định rõ trách nhiệm trong công tác PCCC giữa cơ quan Công an với các cơ quan quản lý chuyên ngành; bổ sung quy định về trách nhiệm cho các đơn vị, thiết kế, thi công, giám sát công trình về PCCC.

+ Bổ sung quy định kiểm tra về PCCC và CNCH (đối tượng, nội dung, thẩm quyền, trách nhiệm kiểm tra).

+ Sửa đổi, bổ sung quy định an toàn phòng cháy: (i) bổ sung quy định nhà ở hộ gia đình phải có phương án thoát nạn khi xảy ra cháy; các nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh ngoài các yêu cầu của nhà ở hộ gia đình phải có giải pháp ngăn cháy giữa khu vực sinh hoạt và khu vực kinh doanh, có lối thoát nạn khẩn khẩn cấp thứ hai; (ii) bổ sung quy định phạm vi khu dân cư; sửa đổi, bổ sung yêu cầu phòng cháy khu dân cư cho phù hợp với thực tiễn; (iii) sửa đổi, bổ sung quy định PCCC đối với rừng phù hợp với Luật Lâm nghiệp; (iv) sửa đổi, bổ sung một số nội dung yêu cầu về PCCC đối với cơ sở và các loại hình cơ sở phù hợp với tình hình thực thế trong công tác phòng cháy và chữa cháy hiện nay; (v) sửa đổi, bổ sung yêu cầu phòng cháy đối với khu công nghiệp, khu công nghệ cao phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, như: bỏ quy định “Khu chế xuất”, bổ sung quy định mỗi khu công nghiệp (gồm nhiều phân khu đầu tư ở các giai đoạn khác nhau và giao cho các đơn vị kinh doanh khai thác hạ tầng khác nhau) chỉ thành lập 01 đội PCCC cơ sở hoặc chuyên ngành; định mức trang bị phương tiện chung cho toàn khu công nghiệp (không tách riêng từng phân khu).

+ Sửa đổi, bổ sung quy định về tạm đình chỉ, đình chỉ phù hợp với pháp luật xử lý vi phạm hành chính.

- Sửa đổi, bổ sung quy quy định về chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo hướng: (1) bổ sung quy định rõ thẩm quyền phê duyệt phương án chữa cháy của Bộ Công an, Chủ tịch UBND các cấp; Bỏ quy định về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các địa phương giáp ranh phải xây dựng phương án phối hợp và tổ chức lực lượng tham gia chữa cháy khi có yêu cầu; (2) sửa đổi, bổ sung quy định người chỉ huy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ là người có chức vụ cao nhất chỉ huy đơn vị Cảnh sát PCCC và CNCH có mặt tại nơi xảy ra cháy, tai nạn, sự cố là người chỉ huy; quy định người chỉ huy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ thuộc lực lượng Công an chỉ được quyền huy động lực lượng, phương tiện của các đơn vị Công an nhân dân thuộc phạm vi quản lý để chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, trường hợp vượt quá thì đề nghị người có thẩm quyền huy động để phù hợp với thẩm quyền huy động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy; (3) bổ sung quy định CNCH phù hợp với quy định chữa cháy của chương III chữa cháy, và sửa tên là Chương III chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

- Sửa đổi, bổ sung quy định về tổ chức lực lượng PCCC: (1) bổ sung nhiệm vụ CNCH cho lực lượng PCCC để thống nhất các lực lượng PCCC tại chỗ, chuyên nhiệp trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ của các lực lượng; bổ sung lĩnh vực CNCH cho lực lượng PCCC tình nguyện; (2) sửa đổi, bổ sung quy định việc thành lập, quản lý đội dân phòng, đội PCCC cơ sở, đội PCCC chuyên ngành phù hợp với tình hình thực tiễn về quy mô, tính chất hoạt động của các cơ sở; (3) bổ sung nhiệm vụ CNCH cho lực lượng dân phòng và lực lượng PCCC cơ sở; (4) bổ sung lĩnh vực CNCH trong việc huấn luyện, bồi dưỡng, chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ, điều động và chế độ, chính sách đối với lực lượng dân phòng, PCCC cơ sở, chuyên ngành; (5) sửa đổi, bổ sung quy định về tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát PCCC phù hợp với mô hình tổ chức hiện nay của lực lượng Công an nhân dân; bổ sung trang phục, phù hiệu, cấp hiệu và chế độ, chính sách đối với nhiệm vụ CNCH cho lực lượng Cảnh sát PCCC.

- Sửa đổi, bổ sung quy định về phương tiện và đầu tư hoạt động PCCC theo hướng:

+ Sửa đổi, bổ sung quy định về trang bị phương tiện PCCC đối với cơ sở, thôn, hộ gia đình và phương tiện giao thông cơ giới phù hợp với quy định trong tiêu chuẩn, quy chuẩn về PCCC; bổ sung trang bị phương tiện cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH; bổ sung quy định phương tiện PCCC phải được quản lý chất lượng theo đúng quy định của pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa; bổ sung quy định phương tiện CNCH khi sản xuất, nhập khẩu;

+ Bổ sung nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động PCCC từ Quỹ phòng PCCC và CNCH; bổ sung ngân sách nhà nước đầu tư cho hoạt động công tác CNCH; bổ sung khuyến khích đầu tư cho hoạt động CNCH.

- Sửa đổi, bổ sung các quy định về quản lý nhà nước về PCCC và CNCH theo hướng:

+ Sửa đổi, bổ sung nội dung quy định về quản lý nhà nước về PCCC và CNCH phù hợp với công tác quản lý nhà nước về PCCC và CNCH được sửa đổi, bổ sung phù hợp với thực tế;

+ Sửa đổi, bổ sung nội dung và trách nhiệm của Chính phủ, Bộ Công an, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp trong công tác quản lý nhà nước về PCCC và CNCH;

+ Bổ sung trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở;

+ Sửa đổi, bổ sung quy định thanh tra PCCC thống nhất với các văn bản quy phạm pháp luật về thanh tra.

Xem thêm nội dung tại Hồ sơ dự án Luật Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Dự án Luật Phòng cháy chữa cháy

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 2,478

Bài viết về

lĩnh vực Phòng cháy chữa cháy

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]