Các trường hợp hủy thầu đối với lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư từ 01/01/2024 được quy định cụ thể tại Luật Đấu thầu 2023 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2024). Theo đó:
Căn cứ Khoản 1 Điều 17 Luật Đấu thầu 2023 thì các trường hợp hủy thầu đối với lựa chọn nhà thầu bao gồm:
(1) Tất cả hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất không đáp ứng được các yêu cầu của hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
(2) Thay đổi về mục tiêu, phạm vi đầu tư trong quyết định đầu tư đã được phê duyệt làm thay đổi khối lượng công việc, tiêu chuẩn đánh giá đã ghi trong hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
(3) Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không tuân thủ quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan dẫn đến nhà thầu được lựa chọn không đáp ứng yêu cầu để thực hiện gói thầu;
(4) Nhà thầu trúng thầu thực hiện hành vi bị cấm quy định tại Điều 16 Luật Đấu thầu 2023;
(5) Tổ chức, cá nhân khác ngoài nhà thầu trúng thầu thực hiện hành vi bị cấm quy định tại Điều 16 Luật Đấu thầu 2023 dẫn đến sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu.
Các trường hợp hủy thầu đối với lựa chọn nhà thầu, NĐT từ 01/01/2024 (Hình từ internet)
Căn cứ Khoản 2 Điều 17 Luật Đấu thầu 2023 thì các trường hợp hủy thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư bao gồm:
(i) Tất cả hồ sơ dự thầu không đáp ứng được các yêu cầu của hồ sơ mời thầu;
(ii) Thay đổi mục tiêu, quy mô, địa điểm, vốn đầu tư, thời hạn thực hiện dự án đầu tư kinh doanh vì lý do bất khá kháng, làm thay đổi tiêu chuẩn đánh giá trong hồ sơ mời thầu đã phát hành;
(iii) Hồ sơ mời thầu có một hoặc một số nội dung không tuân thủ quy định của Luật Đấu thầu 2023, quy định khác của pháp luật có liên quan dẫn đến sai lệch kết quả lựa chọn nhà đầu tư hoặc nhà đầu tư được lựa chọn không còn đáp ứng yêu cầu để thực hiện dự án đầu tư kinh doanh;
(iv) Nhà đầu tư trúng thầu thực hiện hành vi bị cấm quy định tại Điều 16 Luật Đấu thầu 2023;
(v) Tổ chức, cá nhân khác ngoài nhà đầu tư trúng thầu thực hiện hành vi bị cấm quy định tại Điều 16 Luật Đấu thầu 2023 dẫn đến sai lệch kết quả lựa chọn nhà đầu tư.
Lưu ý:
- Hủy thầu được thực hiện trong thời gian từ ngày phát hành hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu đến trước khi ký kết hợp đồng, thỏa thuận khung đối với mua sắm tập trung.
- Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của pháp luật dẫn đến hủy thầu theo quy định tại các điểm (3), (4), (5) và các điểm (iii), (iv), (v) phải đền bù chi phí cho các bên liên quan.
- Trường hợp hủy thầu, hồ sơ liên quan được lưu trữ trong thời hạn 05 năm kể từ ngày quyết định hủy thầu được ban hành.
Các hành vi bị cấm trong hoạt động đấu thầu được quy định cụ thể tại Điều 16 Luật Đấu thầu 2023, gồm:
- Đưa, nhận, môi giới hối lộ.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để gây ảnh hưởng, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu dưới mọi hình thức.
- Thông thầu bao gồm các hành vi sau đây: Xem chi tiết tại đây.
- Gian lận bao gồm các hành vi sau đây: Xem chi tiết tại đây.
- Cản trở bao gồm các hành vi sau đây: Xem chi tiết tại đây.
- Không bảo đảm công bằng, minh bạch bao gồm các hành vi sau đây: Xem chi tiết tại đây.
- Tiết lộ những tài liệu, thông tin về quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, trừ trường hợp cung cấp thông tin theo quy định tại điểm b khoản 8 và điểm g khoản 9 Điều 77, khoản 11 Điều 78, điểm h khoản 1 Điều 79, khoản 4 Điều 80, khoản 4 Điều 81, khoản 2 Điều 82, điểm b khoản 4 Điều 93 Luật Đấu thầu 2023, bao gồm: Xem chi tiết tại đây.
- Chuyển nhượng thầu trong trường hợp sau đây: Xem chi tiết tại đây.
(9) Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi chưa xác định được nguồn vốn theo quy định tại khoản 3 Điều 39 Luật Đấu thầu 2023.