Đến 2030, Hải Phòng sẽ đạt tiêu chí đô thị loại đặc biệt?

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
05/12/2023 12:01 PM

Có phải mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, thành phố Hải Phòng sẽ đạt tiêu chí đô thị loại đặc biệt?

Đến 2030, Hải Phòng sẽ đạt tiêu chí đô thị loại đặc biệt?

Hải Phòng phấn đấu cơ bản đạt các tiêu chí của đô thị loại đặc biệt (Hình từ internet)

Đến 2030, Hải Phòng sẽ đạt tiêu chí đô thị loại đặc biệt?

Đây là nội dung đề cập tại Quyết định 1516/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Quy hoạch Thành phố Hải Phòng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Theo đó, mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 về không gian và kết cấu hạ tầng:

(1) Tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 74 - 76%;

(2) Cơ bản đạt các tiêu chí của đô thị loại đặc biệt. Thành lập thành phố thuộc thành phố Hải Phòng tại huyện Thủy Nguyên; hoàn thành việc chuyển đổi 50% số huyện thành đơn vị hành chính quận;

(3) Giai đoạn 2021 - 2030, diện tích sàn nhà ở xã hội tăng thêm khoảng 3,5 triệu m2;

(4) Có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; có 100% số huyện đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, nâng cao; thành phố được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Như vậy, Hải Phòng phấn đấu đến 2030 cơ bản đạt các tiêu chí đô thị loại đặc biệt.

Tiêu chí đô thị loại đặc biệt

Theo Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016, đô thị loại đặc biệt là đô thị được xác định theo tiêu chí:

- Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội:

+ Vị trí, chức năng, vai trò là Thủ đô hoặc trung tâm tổng hợp cấp quốc gia, quốc tế về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước;

+ Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13.

- Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 5.000.000 người trở lên; khu vực nội thành đạt từ 3.000.000 người trở lên.

- Mật độ dân số:

+ Toàn đô thị đạt từ 3.000 người/km2 trở lên;

+ Khu vực nội thành tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 12.000 người/km2 trở lên.

- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp:

+ Toàn đô thị đạt từ 70% trở lên;

+ Khu vực nội thành đạt từ 90% trở lên.

- Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13.

Hiện nay, Việt Nam có hai thành phố được Chính phủ xếp loại đô thị đặc biệt là: thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Mục đích, nguyên tắc phân loại đô thị tại Việt Nam

1. Phân loại đô thị nhằm xác lập cơ sở đánh giá chất lượng đô thị; tổ chức, sắp xếp và quản lý, phát triển hệ thống đô thị, các khu vực nội thành, nội thị, ngoại thành, ngoại thị, thị trấn, khu vực dự kiến thành lập quận, phường; phản ánh đúng trình độ phát triển đô thị, đô thị hóa; làm căn cứ cho công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý, hoạch định chính sách phát triển đô thị; thu hút đầu tư, nâng cao chất lượng và điều kiện sống đô thị.

2. Phân loại đô thị được thực hiện trên cơ sở quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và chương trình phát triển đô thị các cấp để quản lý phát triển đô thị, bảo đảm phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội.

3. Đô thị, khu vực dự kiến hình thành đô thị, khu vực dự kiến thành lập quận, phường được quy hoạch đô thị và đầu tư xây dựng đạt tiêu chí, tiêu chuẩn của loại đô thị nào thì được phân loại đô thị, đánh giá trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị theo quy định của loại đô thị tương ứng.

4. Phân loại đô thị đối với khu vực dự kiến hình thành đô thị, đánh giá tiêu chuẩn về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị đối với khu vực dự kiến thành lập quận, phường là một trong những cơ sở để xem xét thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính đô thị, sắp xếp đơn vị hành chính. Phạm vi phân loại đô thị, đánh giá trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị đã được công nhận phải trùng với phạm vi dự kiến thành lập, điều chỉnh đơn vị hành chính đô thị.

5. Phân loại đô thị được áp dụng theo vùng miền, theo yếu tố đặc thù và thực hiện bằng phương pháp tính điểm. Điểm phân loại đô thị là tổng số điểm đạt được của các tiêu chí phân loại đô thị.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 2,640

Bài viết về

lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]