Ngày 02/02/2024, BHXH Việt Nam có Công văn 314/BHXH-CSYT về đảm bảo quyền lợi cho người bệnh BHYT dịp Tết Giáp Thìn 2024.
Cụ thể, để đảm bảo quyền lợi cho người bệnh BHYT phải nằm điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, BHXH Việt Nam đề nghị BHXH các tỉnh:
- Thực hiện nghiêm chế độ trực Tết; thông báo số điện thoại trực đường dây nóng cho người dân, cơ sở khám chữa bệnh BHYT để tiếp nhận thông tin phản ánh; kịp thời xử lý khó khăn, vướng mắc của người bệnh BHYT và của cơ sở khám chữa bệnh liên quan đến chế độ khám chữa bệnh BHYT;
- Tổng hợp danh sách người bệnh BHYT phải nằm điều trị nội trú tại các cơ sở khám chữa bệnh trong dịp Tết, đề nghị cơ sở khám chữa bệnh đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc, vật tư, thiết bị y tế trong danh mục BHYT, tuyệt đối không để người bệnh tự mua trong quá trình điều trị.
Đảm bảo quyền lợi cho người bệnh BHYT trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 (Hình từ internet)
Một trong những thắc mắc của người có thẻ BHYT là trường hợp người bệnh phải tự mua thuốc điều trị do bệnh viện thiếu thuốc thì có được hoàn lại tiền đã mua thuốc hay không?
Về vấn đề này thì tại Công văn 41/TTg-QHĐP năm 2024 thực hiện Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, có đề cập nội dung sau đây:
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chỉ đạo, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan chủ trì việc:
Nghiên cứu ban hành cơ chế hoàn trả tiền cho người dân khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế phải tự mua thuốc điều trị và vật tư y tế, giải quyết triệt để tình trạng cơ quan Bảo hiểm xã hội nợ thanh toán, quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
Thời hạn hoàn thành nội dung nghiên cứu cơ chế hoàn tiền cho người có thẻ BHYT phải tự mua thuốc điều trị là tháng 12/2024.
Như vậy, hiện nay, cơ chế hoàn tiền cho người có thẻ BHYT phải tự đi mua thuốc điều trị đang ở giai đoạn được cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu ban hành, chưa có quy định thực hiện. (Xem thêm tại đây)
Hiện hành, thủ tục khám chữa bệnh BHYT được hướng dẫn tại Quyết định 4524/QĐ-BYT năm 2023.
Trong đó, thành phần, số lượng hồ sơ của thủ tục khám chữa bệnh BHYT được quy định như sau:
**Thành phần hồ sơ:
- Thẻ bảo hiểm y tế và giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó; đối với trẻ em dưới 6 tuổi chỉ phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế.
- Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh đối với trẻ em dưới 6 tuổi.
- Mẫu số 4. Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cấp, cấp lại và đổi thẻ bảo hiểm y tế.
- Mẫu số 5. Giấy hẹn khám lại.
- Mẫu số 6. Giấy chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
- Hồ sơ chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
**Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Xem chi tiết các bước thực hiện thủ tục khám chữa bệnh BHYT tại đây.
Hiện nay, người dân có thể sử dụng nhiều phương thức khác nhau để được khám chữa bệnh BHYT bao gồm:
- Xuất trình thẻ BHYT giấy;
- Dùng căn cước công dân gắn chíp;
- Dùng tài khoản VNeID mức 2;
- Dùng ứng dụng VssID.
Như vậy nếu không mang theo thẻ BHYT giấy thì người dân vẫn có thể khám chữa bệnh BHYT theo 3 cách còn lại, nếu chưa có CCCD gắn chíp, chưa có điện thoại thông minh cài các ứng trên thì phải mang theo thẻ BHYT giấy.
>> Xem thêm: Toàn bộ đối tượng được cấp thẻ BHYT miễn phí mới nhất 2024