Những hành vi đáng ngờ trong hoạt động sử dụng ví điện tử có thể liên quan đến rửa tiền

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
01/04/2024 17:30 PM

Cho tôi hỏi, những hành vi đáng ngờ trong hoạt động sử dụng ví điện tử nào có thể liên quan đến rửa tiền? – Quang Trường (Phú Yên)

Những hành vi đáng ngờ trong hoạt động sử dụng ví điện tử có thể liên quan đến rửa tiền

Những hành vi đáng ngờ trong hoạt động sử dụng ví điện tử có thể liên quan đến rửa tiền (Hình từ internet)

Những hành vi đáng ngờ trong hoạt động sử dụng ví điện tử có thể liên quan đến rửa tiền

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022, rửa tiền được định nghĩa là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có.

Với sự phát triển của chuyển đổi số, việc thanh toán và sử dụng ví điện tử ngày càng trở nên rộng rãi, được nhiều người sử dụng vì tính tiện lợi và nhanh chóng của nó. Tuy nhiên, đây cũng là môi trường màu mỡ cho các hoạt động phi pháp được thực hiện như lừa đảo, chiếm đoạt tài sản và nguy hiểm hơn đó là hoạt động rửa tiền.

Theo Điều 29 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022, những hay vi sau đây được xem là “đáng ngờ” trong hoạt động rửa tiền:

(1) Có sự thay đổi đột biến trong doanh số giao dịch trên ví điện tử; tiền nạp vào và rút ra nhanh khỏi ví điện tử; doanh số giao dịch lớn trong ngày nhưng số dư ví điện tử rất nhỏ hoặc bằng không.

(2) Khách hàng thường xuyên thực hiện nạp tiền nhiều lần với giá trị nhỏ vào một ví điện tử, sau đó thực hiện giao dịch chuyển tiền giá trị lớn sang ví điện tử khác hoặc thực hiện giao dịch rút tiền giá trị lớn về tài khoản thanh toán, thẻ ghi nợ của khách hàng tại ngân hàng hoặc ngược lại.

(3) Các giao dịch chuyển tiền thường xuyên có giá trị nhỏ từ nhiều ví điện tử khác nhau về một ví điện tử hoặc ngược lại trong một thời gian ngắn; tiền được chuyển qua nhiều ví điện tử; các bên liên quan không quan tâm đến phí giao dịch; thực hiện nhiều giao dịch, mỗi giao dịch gần mức giá trị lớn phải báo cáo; ví điện tử phát sinh nhiều giao dịch chuyển tiền cho ví điện tử khác với thời gian khởi tạo giao dịch nhanh bất thường.

(4) Ví điện tử của khách hàng đột nhiên nhận được một khoản tiền nạp vào có giá trị lớn bất thường.

(5) Giao dịch nạp tiền vào ví điện tử, rút tiền ra khỏi ví điện tử hay chuyển tiền giữa các ví điện tử được thực hiện bởi tổ chức hoặc cá nhân có liên quan đến tội phạm tạo ra tài sản bất hợp pháp đã được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng.

(6) Có dấu hiệu nghi ngờ khách hàng sử dụng ví điện tử cá nhân để thực hiện giao dịch liên quan đến hoạt động của tổ chức hoặc giao dịch thay cho đối tượng cá nhân khác.

(7) Khách hàng là đơn vị chấp nhận thanh toán vẫn phát sinh giao dịch mặc dù trang thông tin điện tử chính thức hoặc trụ sở của khách hàng này qua xác minh đã ngừng hoạt động.

(8) Các giao dịch trực tuyến qua ví điện tử liên tục thay đổi về thiết bị đăng nhập hoặc địa chỉ IP.

(9) Khách hàng thường xuyên sử dụng thiết bị đăng nhập hoặc địa chỉ IP ở nước ngoài để truy cập vào ví điện tử hoặc thực hiện giao dịch trên ví điện tử; khách hàng thường xuyên sử dụng một thiết bị đăng nhập hoặc một địa chỉ IP để thực hiện giao dịch trên nhiều ví điện tử không cùng một chủ ví điện tử.

Những trường hợp giao dịch chuyển tiền điện tử nào cần phải thực hiện báo cáo

Quy định tại Thông tư 09/2023/TT-NHNN, các tổ chức tài chính phải thực hiện báo cáo với Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền bằng dữ liệu điện tử khi thực hiện giao dịch chuyển tiền điện tử trong các trường hợp sau đây:

(1) Giao dịch chuyển tiền điện tử mà tất cả các tổ chức tài chính tham gia giao dịch chuyển tiền điện tử quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 09/2023/TT-NHNN cùng ở Việt Nam (sau đây gọi là giao dịch chuyển tiền điện tử trong nước) có giá trị giao dịch chuyển tiền điện tử từ 500.000.000 đồng trở lên hoặc bằng ngoại tệ có giá trị tương đương;

(2) Giao dịch chuyển tiền điện tử mà có ít nhất một trong các tổ chức tài chính tham gia giao dịch chuyển tiền điện tử quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 09/2023/TT-NHNN ở các quốc gia, vùng lãnh thổ ngoài Việt Nam (sau đây gọi là giao dịch chuyển tiền điện tử quốc tế) có giá trị giao dịch chuyển tiền điện tử từ 1.000 USD trở lên hoặc bằng ngoại tệ khác có giá trị tương đương.

Trương Quang Vĩnh

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 1,108

Bài viết về

lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]