Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do người giao kết không đúng thẩm quyền

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
10/05/2024 18:46 PM

Cho tôi hỏi, khi giao kết hợp đồng lao động mà xảy ra trường hợp hợp đồng bị tuyên vô hiệu do người giao kết không đúng thẩm quyền thì sẽ xử lý như thế nào? – Mỹ Anh (Bến Tre)

Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do người giao kết không đúng thẩm quyền

Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do người giao kết không đúng thẩm quyền (Hình từ internet)

Hợp đồng lao động là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Bộ luật Lao động 2019, hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Hợp đồng được thực hiện dựa trên nguyên tắc các tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực. Các bên có thể tự do giao kết miễn không trái với đạo đức xã hội.

Hình thức của hợp đồng có thể là văn bản, phương tiện điện tử hoặc lời nói.

Trong đó, giao kết hợp đồng bằng văn bản là hình thức thông dụng nhất.

Nhìn chung, giao kết hợp đồng lao động lao động là sự thỏa thuận giữa các bên, cho nên pháp luật không ràng buộc về pháp lý với các nội dung mà 02 bên thỏa thuận.

Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do người giao kết không đúng thẩm quyền

Hợp đồng lao động vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp tương tự như hợp đồng dân sự vô hiệu.

Tuy nhiên, hợp đồng lao động là một dạng hợp đồng đặc thù liên quan đến nhiều vấn đề như bảo hiểm, tiền lương, công việc cho nên xử lý hợp đồng vô hiệu trong lĩnh vực lao động được quy định khác để đảm bảo quyền lợi của người lao động khi phát sinh tranh chấp.

Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, sau khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ, người lao động và người sử dụng lao động ký lại hợp đồng lao động theo đúng quy định của pháp luật.

Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động kể từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu cho đến khi hợp đồng lao động được ký lại thực hiện theo các trường hợp sau:

- Nếu quyền, lợi ích của mỗi bên trong hợp đồng lao động không thấp hơn quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng thì quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người lao động được thực hiện theo nội dung hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu;

- Nếu hợp đồng lao động có nội dung về quyền, nghĩa vụ, lợi ích của mỗi bên vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến phần nội dung khác của hợp đồng lao động thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động thực hiện theo khoản 2 Điều 9 Nghị định 145/2020/NĐ-CP

- Thời gian người lao động làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu được tính là thời gian làm việc của người lao động cho người sử dụng lao động để làm căn cứ thực hiện chế độ theo quy định của pháp luật về lao động.

Trường hợp không ký lại hợp đồng lao động

- Thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động;

- Quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người lao động kể từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu cho đến khi chấm dứt hợp đồng lao động được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 145/2020/NĐ-CP;

- Giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

Các vấn đề khác liên quan đến việc xử lý hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do người giao kết không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Trương Quang Vĩnh

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 1,519

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]