Cải cách tiền lương: Từ 2025 không còn cơ chế tiền lương, phụ cấp đặc thù với cán bộ, công chức, viên chức

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
23/05/2024 08:54 AM

Theo Chỉ thị 17/CT-TTg ngày 22/5/2024, khi thực hiện cải cách tiền lương thì từ năm 2025 sẽ không còn cơ chế tiền lương, phụ cấp đặc thù với cán bộ, công chức, viên chức.

Từ năm 2025, không còn cơ chế tiền lương, phụ cấp đặc thù với cán bộ, công chức, viên chức

Từ năm 2025, không còn cơ chế tiền lương, phụ cấp đặc thù với cán bộ, công chức, viên chức (Hình từ internet)

Ngày 22/5/2024, Thủ tướng ban hành Chỉ thị 17/CT-TTg về xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2025.

Thực hiện cải cách tiền lương: Từ 2025, không còn cơ chế tiền lương, phụ cấp đặc thù với cán bộ, công chức, viên chức

Cụ thể, tại Chỉ thị 17/CT-TTg có nêu: Xây dựng dự toán chi NSNN năm 2025 đảm bảo các quy định của pháp luật; nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển, chi thường xuyên NSNN được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đáp ứng yêu cầu cơ cấu lại ngân sách theo Nghị quyết 07-NQ/TW năm 2016 của Bộ Chính trị, gắn với việc đẩy mạnh sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, đầu mối khu vực sự nghiệp công lập; Kinh phí về chế độ tiền lương mới, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 01/7/2024.

Bảo đảm nguồn lực để tiếp tục triển khai chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội theo các Nghị quyết 27-NQ/TW, Nghị quyết 28-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 (Khóa XII) và Nghị quyết 104/2023/QH15 của Quốc hội khóa XV.

Quán triệt nguyên tắc công khai, minh bạch và yêu cầu thực hành tiết kiệm chống lãng phí theo Nghị quyết 74/2022/QH15 ngay từ khâu xác định nhiệm vụ, đảm bảo việc thực hiện các nhiệm vụ thống nhất từ khâu lập dự toán đến triển khai phân bổ, quản lý, sử dụng NSNN; xây dựng dự toán sát khả năng thực hiện phân bổ trước ngày 31 tháng 12, hạn chế tối đa việc hủy dự toán và chuyển nguồn sang năm sau. Chủ động rà soát các chính sách, nhiệm vụ trùng lắp, sắp xếp thứ tự ưu tiên các khoản chi thực hiện theo mức độ cấp thiết, quan trọng và khả năng triển khai thực hiện năm 2025. Chỉ trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách, đề án, nhiệm vụ mới khi thực sự cần thiết và có nguồn bảo đảm; dự kiến đầy đủ nhu cầu kinh phí thực hiện các chính sách, chế độ, nhiệm vụ mới đã được cấp có thẩm quyền quyết định; không bố trí dự toán chi cho các chính sách chưa ban hành. Sử dụng hiệu quả nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Trong đó, Thủ tướng Chính phủ lưu ý về chi đầu tư phát triển: Kế hoạch đầu tư công vốn NSNN năm 2025 bố trí cho các nhiệm vụ, dự án phải phù hợp với khả năng thực hiện và giải ngân của từng nhiệm vụ, dự án, bảo đảm phân bổ, giao chi tiết cho các nhiệm vụ, dự án trước ngày 31 tháng 12 năm 2024; khắc phục tình trạng phân bổ vốn manh mún, dàn trải, kém hiệu quả, giao vốn nhưng không phân bổ hết nguồn vốn được giao, đảm bảo tiến độ phân bổ, giao kế hoạch chi tiết cho các nhiệm vụ, dự án theo đúng quy định.

Bên cạnh đó, đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính, tổ chức lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập, xây dựng dự toán chi đối với đơn vị sự nghiệp công lập trên cơ sở định hướng tại Nghị quyết 19-NQ/TW năm 2017 của Hội nghị Trung ương 6 Khóa XII và các văn bản pháp luật, văn bản hướng dẫn về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. Các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần chi thường xuyên thuộc các bộ, cơ quan trung ương tiếp tục xây dựng dự toán chi NSNN năm 2025 giảm tối thiểu 3% chi hỗ trợ trực tiếp từ NSNN so với dự toán năm 2024, giảm biên chế sự nghiệp hưởng lương từ NSNN theo đúng Nghị quyết 19-NQ/TW; các đơn vị sự nghiệp công lập do NSNN bảo đảm chi thường xuyên thuộc các bộ, cơ quan trung ương giảm tối thiểu 2% chi trực tiếp từ NSNN so với dự toán năm 2024 trừ các dịch vụ công cơ bản, thiết yếu do NSNN đảm bảo.

Đối với các cơ quan, đơn vị đang áp dụng cơ chế tài chính đặc thù: Từ năm ngân sách 2025, các cơ quan, đơn vị quản lý hành chính nhà nước không còn được áp dụng cơ chế tài chính đặc thù về tiền lương, phụ cấp, thu nhập và kinh phí thường xuyên. Các đơn vị lập dự toán thu, chi năm 2025 trên cơ sở quyết định của có cấp thẩm quyền về cơ chế tài chính áp dụng từ ngày 01/7/2024 và cho năm 2025, phù hợp với Nghị quyết 104/2023/QH15 của Quốc hội về dự toán NSNN năm 2024.

Chỉ thị cũng nêu rõ, các bộ, cơ quan trung ương căn cứ vào chế độ tiền lương, lương hưu, trợ cấp đối với người có công, các chính sách an sinh xã hội được cấp có thẩm quyền quyết định thực hiện trong năm 2024 để rà soát, lập dự toán cho năm 2025, chi tiết quỹ lương, các khoản đóng góp, các chính sách, chế độ chi cho con người, kèm theo mức tăng, giảm cụ thể; các kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế (nếu có).

Tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức khi cải cách tiền lương

Theo Nghị quyết 27-NQ/TW, tại thời điểm cải cách tiền lương thì tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.

Đồng thời, định kỳ thực hiện nâng mức tiền lương phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng, mức tăng trưởng kinh tế và khả năng của ngân sách nhà nước.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 18,858

Bài viết về

Cải cách tiền lương

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]