Danh sách 267 doanh nghiệp, cá nhân nợ thuế do Cục Thuế TPHCM công bố tính đến tháng 4/2024

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Lê Trương Quốc Đạt
03/06/2024 07:47 AM

Sau đây là danh sách 267 doanh nghiệp, cá nhân nợ thuế do Cục Thuế TPHCM công bố tính đến tháng 4/2024.

Danh sách 267 doanh nghiệp, cá nhân nợ thuế do Cục Thuế TPHCM công bố tính đến tháng 4/2024

Danh sách 267 doanh nghiệp, cá nhân nợ thuế do Cục Thuế TPHCM công bố tính đến tháng 4/2024 (Hình từ Internet)

Danh sách 267 doanh nghiệp, cá nhân nợ thuế do Cục Thuế TPHCM công bố tính đến tháng 4/2024

Ngày 23/5/2024, Cục Thuế TPHCM ban hành Thông báo 8967/TB-CTTPHCM về việc công khai danh sách người nộp thuế nợ tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước.

Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện công khai thông tin 267 người nộp thuế còn nợ tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước đến thời điểm tháng 04 năm 2024 với số tiền là 4.604.140.574.426 đồng (Bằng chữ: Bốn nghìn tỷ sáu trăm linh bốn tỷ một trăm bốn mươi triệu năm trăm bảy mươi bốn nghìn bốn trăm hai mươi sáu đồng).

Lý do công khai: vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 100 Luật Quản lý thuế 2019 và điểm g khoản 1 Điều 29 Nghị định 126/2020/NĐ-CP.

>> Danh sách chi tiết người nộp thuế kèm theo xem chi tiết tại phần tải về:

Danh sách

Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế

Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế theo Điều 136 Luật Quản lý thuế 2019 như sau:

- Việc xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

- Vi phạm hành chính về sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn hoặc sử dụng hóa đơn không đúng quy định dẫn đến thiếu thuế, trốn thuế thì không xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn mà bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế.

- Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu, hành vi trốn thuế thực hiện theo quy định của Luật Quản lý thuế 2019.

- Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính về quản lý thuế thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, trừ mức phạt tiền đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu, hành vi trốn thuế.

- Trường hợp người nộp thuế bị ấn định thuế theo quy định tại Điều 50 và Điều 52 Luật Quản lý thuế 2019 thì tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế 2019.

- Người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm hành chính về quản lý thuế có trách nhiệm lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định. Trường hợp người nộp thuế đăng ký thuế, nộp hồ sơ khai thuế, quyết toán thuế điện tử nếu thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế, hồ sơ khai thuế, hồ sơ quyết toán thuế bằng phương thức điện tử xác định rõ hành vi vi phạm hành chính về quản lý thuế của người nộp thuế thì thông báo này là biên bản vi phạm hành chính làm căn cứ ban hành quyết định xử phạt.

- Trường hợp vi phạm pháp luật về quản lý thuế đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì thực hiện theo quy định của pháp luật về hình sự.

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế theo Điều 137 Luật Quản lý thuế 2019 như sau:

- Đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế thì thời hiệu xử phạt là 02 năm kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm.

- Đối với hành vi trốn thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu thì thời hiệu xử phạt là 05 năm kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm.

- Quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế thì người nộp thuế không bị xử phạt nhưng vẫn phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu không đúng, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trong thời hạn 10 năm trở về trước kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm. Trường hợp người nộp thuế không đăng ký thuế thì phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, tiền chậm nộp cho toàn bộ thời gian trở về trước kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 14,413

Bài viết về

lĩnh vực Thuế - Phí - Lệ Phí

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]